Friday 25 April 2014

Nhìn mặt đoán sức khỏe



Nhìn sắc mặt phải chú ý cả hai phương diện là “sắc” và “trạch” (ánh lên) mới có thể đoán định bệnh chính xác
Theo học thuyết truyền thống của Đông Y thì khuôn mặt giống như một khu cảnh quan thu nhỏ “mắt thông gan, mũi thông phổi, miệng thông tì, tai thông thận, lưỡi thông tim”. Chỉ cần nhìn mặt cũng có thể xem đoán biết được sức khỏe của cơ thể… đó chính là một phần trong cách “vọng chẩn” (nhìn người đoán bệnh) của y học cổ truyền được lưu truyền tới ngày nay.

Nhìn mặt xét đoán sức khỏe vừa phải kết hợp quan sát thần thái sắc diện và xem kỹ từng chi tiết trên khuôn mặt.

Sắc diện
Sắc mặt của những người bình thường hơi vàng, lại hơi ửng đỏ và sáng bóng. Y học dân tộc gọi đó là “thường sắc”. Các “bệnh sắc” bao gồm năm sắc màu biểu hiện ra năm bệnh chủ yếu. Theo đó, sắc màu xanh nhiều là bệnh gan, sắc màu đỏ nhiều là bệnh tim, sắc màu vàng nhiều là bệnh tì (lá lách), sắc màu trắng nhiều là bệnh phổi, sắc màu đen nhiều là bệnh thận.
Nhìn sắc mặt phải chú ý cả hai phương diện là “sắc” và “trạch” (ánh lên) mới có thể đoán định bệnh chính xác.

Trán
Trán là bộ phận có liên kết chặt chẽ nhất với hệ tiêu hóa trong khi vùng giữa 2 lông mày kết nối với gan. Nếu xuất hiện mụn ở đây chứng tỏ cơ thể đang phải hấp thu quá nhiều các chất giàu dinh dưỡng và chất cồn. Hãy duy trì một chế độ ăn uống điều độ. Bạn cũng nên kiểm tra các chất dinh dưỡng trong thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến cả gan và hệ tiêu hóa.

Mắt 
Nếu mắt trắng và hơi vàng thì có thể bạn đang có nguy cơ bị bệnh gan. Người thiếu máu thông thường có sắc mặt và mắt màu trắng bệch. Người hay bị dị ứng thì màu mắt sẽ trở nên tối thẫm, thiếu sắc, thiếu độ sáng, đen trắng cũng phân không rõ. Còn khi mắt lồi lên, chứng tỏ tuyến giáp trạng có vấn đề.
Nếu xuất hiện màu hồng ở đuôi mắt chứng tỏ tình trạng sức khỏe tốt, xuất hiện màu đỏ lại chứng tỏ huyết dịch, chức năng của các bộ phận sinh sản và bộ máy tiêu hóa thất thường, xuất hiện màu trắng chứng tỏ thiếu máu hoặc tuần hoàn máu thất thường, xuất hiện màu đỏ vàng có khả năng chức năng thận, gan, tì, tuyến tụy, tim đều không bình thường.

Kiểm tra huyết áp cũng được coi là một phương pháp đơn giản để phát hiện sớm những bất thường.

Một số người có mắt thâm quầng hơi khác thường thì có thể đó chính là dấu hiệu của các bệnh như xơ cứng gan, viêm thận, thoái hóa chức năng thận, thoái hóa đường hô hấp, bệnh về máu và các bệnh rối loạn nội bài tiết. Khu vực dưới mắt liên kết với thận, vì thế những thay đổi tại đó có thể là do mất nước hoặc nhiều độc tố. Để làm chúng biến mất, hãy uống nhiều nước, cắt giảm lượng cồn, cafein và muối. Ngoài ra, quầng thâm xuất hiện có thể do thiếu máu do thiếu hụt vitamin B12 hoặc sắt.

Mũi 
Nếu mũi muốn phát huy được chức năng hít thở và thông khí thì nhất định phải dựa vào phổi điều hòa, hô hấp mới thuận lợi được. Lỗ mũi khô rát, khi hô hấp đều đêm theo cả khí nóng, thông thường là do nhiệt phổi gây ra.
Nếu bạn bị nghẹt mũi, thông thường là do phổi bị lạnh gây ra. Tuy nhiên, hiện tượng nghẽn mũi, tắc mũi còn có liên quan đến chức năng dạ dày đường ruột không tốt. Do vậy, ngoài việc lo thông tắc mũi, bạn cũng nên chăm sóc dạ dày và đường ruột của mình.

Miệng 
Miệng cũng giống như mắt đều rất mỏng, có thể hoàn toàn phản ánh được màu máu. Màu môi nhợt nhạt có thể là do tế bào hồng cầu không đủ, cho nên phải thay đổi thực đơn ăn uống, ăn nhiều nội tạng động vật và đậu phụ, từ đó giảm bớt tình trạng thiếu máu.
Nếu đôi môi quá đỏ, chứng tỏ bạn đang bị nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, chức năng điều tiết cơ thể yếu đi, hai má, môi và lưỡi sẽ biến thành màu đỏ. Lúc này, ăn nhiều hoa quả tươi, uống nhiều nước thì sẽ giúp chúng ta hóa giải nhiệt lượng quá thừa trong cơ thể, làm cho màu môi khôi phục lại bình thường.
Nếu trong khi ngủ miệng có hiện tượng chảy nước dãi, điều này có thể là do chức năng dạ dày đường ruột suy yếu, không thể hấp thụ được hết nước, làm cho nước bị ngừng trệ, nước bọt bị loãng đi nên mới chảy ra hai bên miệng. Nếu bạn có thêm những dấu hiệu xấu cho dạ dày thì tốt nhất là đi khám hệ tiêu hóa.

Tai 
Trong Đông Y, tai thể hiện tình trạng của thận. Hai vành tai có màu đỏ hoặc màu tím đều chứng tỏ tuần hoàn thận không tốt cho nên cần hạn chế uống rượu, ít ăn các thực phẩm tinh chế, cần vận động nhiều để thúc đẩy chức năng tuần hoàn máu.


Nếu mắt trắng và hơi vàng thì có thể bạn đang có nguy cơ bị bệnh gan. Người thiếu máu thông thường có sắc mặt và mắt màu trắng bệch. (Ảnh minh họa)

Còn nếu dái tai nhăn có thể do động mạch gặp hiện tượng xơ cứng. Khi đó, tai nhận được rất ít huyết dịch, thiếu máu sẽ xuất hiện nếp nhăn và lời khuyên cho bạn lúc này là hãy đi kiểm tra tim mạch ngay.

Lưỡi
Theo y học Trung Quốc, lưỡi là bản đồ của sức khỏe và y học chính thống cũng bắt bệnh bằng cách quan sát lưỡi. Bạn hãy đứng trước gương lè lưỡi ra kiểm tra, nếu lưỡi hơi rung, rất có khả năng bạn đang bị căng thẳng thần kinh, thể lực suy thoái. Theo điều tra của y học, khoảng 70% trong chúng ta không nhận biết được lưỡi rung. Chuyên gia khuyến nghị nên điều chỉnh công việc và nghỉ ngơi nếu không thì sẽ dễ gây ra thần kinh căng thẳng.
Nếu lưỡi chuyển sang màu xanh (chứng xanh tím) có thể do thiếu oxi trong máu. Nếu lưỡi hơi có màu tím, trong máu của bạn có hàm chứa đại lượng chất thải. Nếu bạn có thêm triệu chứng đau lưng và nhức mỏi vai, cứng cổ chứng tỏ chất thải đã tích tụ ở trong cơ thể quá nhiều. Lúc này bạn phải chú ý ăn uống thanh đạm trong vòng 1 tuần hoặc xông hơi thanh lọc cơ thể cũng có thể giảm nhẹ được triệu chứng.
Tưa lưỡi quá dày chứng tỏ chức năng dạ dày đường ruột không tốt hoặc ăn uống quá thừa. Tưa lưỡi quá móng thường gặp nhiều vào mùa xuân, thu, chứng tỏ sức đề kháng của bạn đang xuống dốc. Tưa lưỡi màu vàng là dấu hiệu của cảm. Lúc này cần chú ý giữ ấm, uống nhiều nước ấm có thể phòng chống và ngăn chặn được cảm xâm nhập.

No comments:

Post a Comment