Thursday 9 February 2017

'Quy tắc bàn tay' của mẹ Đỗ Nhật Nam giúp con giỏi tiếng Anh

Ngón cái: Học qua những gì con thích nhất. Con thích ăn uống, mẹ sẽ cùng con học trong bếp.

·        
Trong bài viết "Bàn tay... biết nói", chị Phan Hồ Điệp, mẹ bé Đỗ Nhật Nam đã lồng ghép cách nuôi dạy con đáng để các bậc phụ huynh học hỏi.
Chị Hồ Điệp chia sẻ, từ ngày Nam còn nhỏ, mỗi lần nói chuyện với cu cậu là chị đều nắm tay và đặt vào bàn tay xinh xinh của con những đồ vật có chất liệu khác nhau rồi nói cho con biết. Trò chơi hai mẹ con thích nhất là ép hai bàn tay lên đất nặn hoặc nhúng vào màu nước rồi dán hình lên tường. Cứ sau một thời gian làm lại để biết bàn tay đã "lớn lên" thế nào. 
"Đến một ngày Nam nhìn vào những hình ấy. Nam biết đâu là tay bố, tay mẹ, tay con rồi nhận ra chỉ có tay mình là lớn lên. Mình giải thích với con là bố mẹ đang dừng lại đợi Nam, rồi tay con sẽ còn lớn hơn tay bố mẹ".
Dưới đây là chia sẻ của mẹ Nhật Nam:
Ngôi nhà mình ở ngày nhỏ có một khu vườn rộng mênh mông, cạnh đó là cái mương nước trong leo lẻo.
Mình hay chạy ra vườn, trèo lên cái chạc cây ngồi vắt vẻo. Không phải vì thích trèo đâu mà vì mình thích ngồi đó để đợi mẹ ra. Mẹ sẽ dáo dác nhìn quanh và khi thấy mình, mẹ sẽ kêu lên: Ôi trời, con gái con đứa, đưa tay đây mẹ nắm rồi nhảy xuống kẻo ngã.
Mình sẽ nắm vào tay mẹ, nhảy phốc xuống. Ôi cái bàn tay...
Đến khi có con, mình cũng hay "nói chuyện" với con qua bàn tay.
Cái cảm giác con mới u ơ nhưng cầm chặt ngón tay của mẹ khiến tim mình "tan chảy".
Khi Nam lớn hơn, hai mẹ con cũng hay chơi những trò chơi với các ngón tay, với bàn tay.
Khi thì là chi vi chi vít, lúc là oẳn tù tì, rồi đập tay vào nhau mỗi khi vui.
Hai mẹ con cũng có "dấu hiệu" riêng để đối thoại với nhau. Khi Nam làm được việc tốt, mình sẽ lấy ngón tay, ấn vào lòng bàn tay của Nam và nói "Chí pù"- chả có nghĩa gì đâu, tự nghĩ ra nói cho vui thôi.
Còn Nam, mỗi lần không vui sẽ lấy ngón tay di vào lòng bàn tay mẹ và nói "Xì lồng cồng", mặt buồn thiu - cũng là tự bịa ra cả nhưng hình như nói xong, cái buồn chạy đi đâu mất tiêu.
Mỗi lần đi cùng nhau, mình hay đề nghị: Nam nắm tay mẹ đi, cho mẹ có cảm giác yên tâm. Nam vui vẻ cầm tay mẹ lại còn dặn dò đủ thứ: Mẹ đi đường phải nhìn cẩn thận á. Mẹ là hay hấp tấp lắm á.
Không chỉ có trò chuyện bằng các ngón tay, mình luôn tự đặt ra các nguyên tắc để hướng dẫn Nam làm việc gì đó bằng "quy tắc bàn tay". Tức là chia ra mỗi ngón tay một nguyên tắc cho dễ nhớ.
Ví dụ trong việc học tiếng Anh của Nam, "quy tắc bàn tay" mình tự đặt ra sẽ là thế này:
- Ngón cái: Học qua những gì con thích nhất. Con thích ăn uống, mẹ sẽ cùng con học trong bếp. Nam lên mạng tra clip dạy món ăn bằng tiếng Anh, nói lại cho mẹ rồi hai mẹ con cùng nấu. Vừa nấu, Nam vừa giải thích bằng tiếng Anh. Nam thích xem phim, đọc sách, nghe nhạc, chơi trò chơi... OK, tất cả đều bằng tiếng Anh hết. Cứ cái gì thích sẽ có "phiên bản" tiếng Anh cái đó. Mình luôn tự nhắc, nếu để con thấy, học là "gánh nặng" có thể con sẽ giỏi nhưng nói tiếng Anh sẽ không có "thần thái". Có lẽ vì vậy nên Nam mỗi lần được nói tiếng Anh là khuôn mặt tươi tắn, hào hứng.
- Ngón trỏ: Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn. Nam thường cứ ba tháng hoặc sáu tháng một lần tham gia thi một bằng chuẩn tiếng Anh nào đó. Trước khi thi đặt ra mục tiêu về điểm số, nếu thấy chưa đạt như mong muốn lại thi lại.
- Ngón giữa: Nghe, nghe và nghe. Mỗi lần nghe có thể nhắc lại hoặc đặt câu hỏi và tự trả lời. Mình rất mong muốn Nam có thật nhiều câu hỏi về những gì nghe được. Tuy không rành về tiếng Anh nhưng mình luôn nghĩ, đặt câu hỏi sẽ khiến người học hiểu sâu về những gì nghe được và sẽ có phản xạ tiếng Anh tốt hơn.
- Ngón áp út: Không vội vàng, lấy sức bền làm trọng. Không nôn nóng để con phải nói giỏi tiếng Anh ngay mà phải học đều đặn hàng ngày. Thời gian học mỗi ngày được chia ra thành ba bước: Bước 1: Học những gì con thấy hứng thú (Nam thường chọn xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh). Bước 2: Học theo một bài đọc trong sách (bao gồm đọc hiểu, nghe về bài đọc đó) và bước 3: Viết (về những gì con vừa nghe, vừa đọc hoặc viết một chủ đề con thích).
- Ngón út: Học tiếng Anh nhưng vẫn dành chỗ cho tình yêu tiếng Việt. Cách thức là Nam hay dịch các câu chuyện tiếng Anh ngăn ngắn ra tiếng Việt. Ban đầu là dịch thô sau đó mới ngồi cùng nhau "trang điểm" cho bản dịch bằng việc thi tìm xem từ nào có nghĩa tương đương mà lại đẹp hơn. Nam cũng hay tự "xuất bản" các câu chuyện bằng tiếng Anh, tiếng Việt. Mình cắt các tờ giấy thành hình trái tim, hình tròn, hình vuông để Nam viết, minh họa bằng hình vẽ. Sau đó đóng lại thành một cuốn sách và tổ chức "đấu giá" sách trong gia đình. Ôi vui lắm!
"Quy tắc bàn tay" này áp dụng được trong thời gian đầu Nam mới học tiếng Anh rồi sau đó Nam tự học theo cách của mình.
Nên những "nguyên tắc" này chỉ là tương đối thôi. Mình đặt ra để nhắc nhở mình rằng việc học của con là hạnh phúc của mẹ. Mẹ nhìn vào mỗi ngón tay như nhìn thấy một mầm cây lớn lên. Và yêu thương dâng đầy...
Sáng nay vừa nghe Nam kể, các bài kiểm tra đầu năm của em ở các môn Văn học, Lịch sử, Sinh học đều đạt điểm trên 100 vì thầy cô cho thêm điểm thưởng, mình rất ước ao có Nam ở đây để di ngón tay vào lòng bàn tay Nam và nói: Chí pù!
Và để nắng lọt qua từng ngón tay... Nam ơi!".


Thursday 30 June 2016

ÁP DỤNG NGAY 5 CHIÊU ĐỘC ĐỂ MASTER ENGLISH !!!


Tôi kể các bạn nghe điều thú vị này. Học tiếng Anh ở trung tâm, tôi gặp ông thầy Tây và kêu khó, ổng bảo: “My dear, there is no such thing as a “hard” language; any idiot can speak whatever language his parents spoke when he was a child. The real challenge lies in finding a path that conforms to the demands of a busy life.” (Đại ý: Học trò cưng của ta, chẳng có ngôn ngữ nào “khó” cả. Bất kỳ thằng ngốc nào cũng nói được thứ tiếng mà bố mẹ nó nói khi nó là một đứa trẻ. Vấn đề là con phải dồn cái lịch tưởng như bận rộn của mình sang một bên và dành một ít thời gian cho nó”). Tôi ngẫm lại thấy cũng đúng. Thực sự, mỗi chúng ta chẳng phải đều đã từng học thành công ít nhất một ngoại ngữ khi còn thò lò mũi xanh đó sao?
Rồi ông thầy  ổng cho BÍ KÍP. Ổng nói: OK, tao là người Anh, tao dạy mày tiếng Anh nhưng tao đã học tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Tao học theo cách giống hệt bọn trẻ con học ngoại ngữ: Đầu tiên, tao giả sử rằng mình không biết tiếng Anh. Oh-yeah, tao là dummy-idiot-blank-stupid. Tiếp đó, tao áp dụng 5 chiêu độc này- chỉ 5 thôi nhé:

1. THỨ NHẤT, QUAN TRỌNG NHẤT: TẠO SAY MÊ
Nhiều thằng thích ngoại ngữ nhưng tao nghĩ đa số là không. Vậy nếu mày không khoái tiếng Anh thì tốt nhất là hãy học gián tiếp, tức là tìm hiểu thứ mình thích thông qua tiếng Anh. Tao trước là 1 ca sĩ opera, vì thế nên tao học hát những bài Opera bằng tiếng Đức. Ngoài ra tao cũng hâm mộ Hugo, do đó tao cố gắng đọc Hugo bằng tiếng Pháp. (Cái này tôi tin là đúng nhất, bởi lúc đầu chính tôi cũng chẳng thích học tiếng Anh. Trình tiếng Anh của tôi cải thiện dần khi tôi phát hiện mình thích Nghe nhạc Tiếng Anh, thích nghêu ngao vài ba câu, khi hiểu thì thích mê. …. Thế là bắt đâu có đam mê Tiếng Anh.)

2. THỨ HAI, TAO HỌC PHÁT ÂM TRƯỚC.
Kiếm từ và tập nói. Nói từ trước, nói câu sau. Nhại theo càng giống càng tốt. Bọn kids nói theo bố mẹ dù chúng nó chưa hiểu. Người mù chữ cũng nói được dù họ không biết mặt chữ. Chúng mày học chữ trước khi học phát âm, nên phải nhớ thêm mặt chữ, mệt. Phần mềm bây giờ đầy, chỉ cần trỏ vào 1 từ có tranh là nó nói. Mày cần phải nhớ rằng, mày có thể nghe hàng trăm từ, đọc hàng ngàn từ nhưng trừ khi mày mở mồm nói, những từ ấy vẫn chưa bao giờ là của mày mà chỉ là thứ “ghim” vào trong đầu mày thôi, nó vẫn là kiến thức bị động. Mày nên tìm nguồn phát âm “xịn”. Bọn Ấn nghe bọn Ấn nói nên nó nói kiểu Ấn. Nếu mày không muốn nói như bọn Ấn, tốt nhất nên kiếm thằng Anh, thằng Mỹ mà học. lát tao cho mày tài liệu.

3. THỨ BA, NGHE, NGHE, NGHE NHIỀU VÀO.
Khi nghe, người ta nói rất nhanh. Nghe là kĩ năng tổng hợp, mày phải dành từ vựng, và quan trọng nhất, mày không thể dịch kịp nên buộc phải nghĩ bằng tiếng Anh. Tao thường nghe để tăng tốc độ tư duy ngôn ngữ. Hơn nữa, nghe là hoạt động có tính “portability”, tức là mày nghe ở đâu cũng được. Thủ sẵn dăm bài trong điện thoại, đút tai nghe vào là mày OK luôn. Nhưng đừng nghe khó quá, không hiểu lại nản. Nghe những bài nhỉnh hơn trình độ mình chút thôi, vừa không phải cố quá sức, vừa ôn lại những từ đã biết, vừa học được chút chút cái mới, tránh “thừa đạm” không hấp thụ hết được.


4. THỨ TƯ, "TẮM NGOẠI NGỮ"
Tại sao người ta nói sang Tây học hơn gấp vạn lần? Vì xung quanh mày người ta chỉ dùng tiếng Anh thôi. Mày có quên nổi không khi mọi giác quan của mày đều bị “bủa vây”? Mày phải vặn nát óc mà nghĩ cách diễn đạt bằng tiếng Anh. Môi trường ép mày phải động não. OK? Vậy mày chưa sang nước ngoài thì sao? Mày phải giả lập. Người ta học có hai chế độ: Intense mode (tập trung) và diffusion mode (học không chủ ý). Ở intense mode mày dùng nghị lực để hấp thụ, ở diffusion mode mày lững thững tiêu hoá dần mà không phải lên gân. “Tắm ngoại ngữ” tức là ngoài việc ngồi vào bàn học, mày làm những thứ khác liên quan đến ngoại ngữ mà không chủ ý học.
Ví dụ như cắm tai nghe đôi bài trước khi chìm vào giấc ngủ, kiếm truyện tranh tiếng Anh mà đọc, hoặc học hát, hoặc tìm truyện cười, hoặc đọc sách. Không cần cố nhớ gì cả, chỉ cần thưởng thức thôi...

5. THỨ NĂM, TUYỆT ĐỐI TUÂN THỦ MÀY ĐỪNG BAO GIỜ DỊCH SANG TIẾNG MẸ ĐẺ.

Mày sẽ không bao giờ có đủ thời gian để dịch trong giao tiếp, và cũng không “thinking in English” (tư duy Anh ngữ) nếu mày chờ dịch sang tiếng Việt. Việc dịch của mày cũng sẽ cực kì chuối vì chuyển ngữ có khi còn khó hơn diễn đạt bằng tiếng bản ngữ. Cái mày cần là nói ý của mày bằng thứ tiếng Anh đơn giản chứ không phải word-by-word decoding từ tiếng Việt.

CÔNG DÂN TOÀN CẦU

1, “Tiếng Anh hóa” bạn


Nhiều nghiên cứu cho thầy, việc có khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan gì tới việc bạn thông minh bao nhiêu. Mọi người đều có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào. Điều này đã được chứng minh bởi mọi người trên thế giới. Ai cũng có thể nói được ít nhất 1 ngôn ngữ. Dù bạn thông minh hay thiếu một ít chất xám, bạn vẫn có khả năng nói được 1 ngôn ngữ.

Điều này có thể làm được bằng cách luyện ngôn ngữ vào mọi lúc
, mọi nơi. nước bạn, bạn nghe và nói ngôn ngữ của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ chú ý thấy rằng nhiều người nói Tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường luyện nói Tiếng Anh. Họ có thể nói Tiếng Anh không phải vì họ đến một trường dạy nói Tiếng Anh, mà vì họ có một môi trường mà ở đó Tiếng Anh lúc nào cũng được sử dụng bởi những người xung quanh.

Bạn không cần phải đi đâu
đó để trở thành một người nói Tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm cho bạn bị bao phủ bởi Tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều này bằng cách thỏa thuận với bạn bè của bạn, rằng bạn sẽ chỉ nói Tiếng Anh. Bạn cũng có thể mang theo một chiếc iPod và nghe các câu Tiếng Anh ngay lập tức. như bạn thấy đấy, bạn có thể đạt được thành công bằng cách thay đổi môi trường xung quanh bạn. “Tiếng Anh hóa” bạn và bạn sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.

2.  Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ. Luyện tập Nói những gì bạn nghe!

Đọc, Nghe và Nói gần như là những khía cạnh quan trong nhất của tất cả các ngôn ngữ. Điều đó cũng đúng với Tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ có Nói là yêu cầu để thành thạo Tiếng Anh. Điều đó rất bình thường khi trẻ nhỏ học nói trước, trở nên thành thạo sau đó mới bắt đầu đọc và viết. Vì vậy thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi mới viết.

Nhiều người có thể đọc và nghe bởi vì họ đều luyện tập. Nhưng để nói Tiếng Anh thông thạo thì bạn cần phải luyện tập nói kia. Đừng dừng lại ở phần nghe, và khi bạn học, bạn không nên chỉ nghe. Hãy nói to lên tài liệu mà bạn đang nghe và luyện tập những gì bạn nghe. luyện tập nói thật to cho tới khi miệng của bạn và não của bạn có thể nói chung mà không tốn sức. Bằng cách làm việc đó, bạn sẽ có khả năng nói Tiếng Anh một cách lưu loát.

Monday 20 June 2016

15 Methods for Improving Your Spoken English Without a Speaking Partner

So, you’re all by yourself.
Okay, maybe you’re not forever alone, but right now you need to practice English alone.
How can you practice speaking English without anybody else to help you?
Writing, reading, listening—these skills can all be practiced alone. Easy.
Well, you can already write beautiful sentences. You memorized hundreds of vocabulary words.
But when you open your mouth to speak, nothing comes out!
All the books, websites and apps in the world can’t help you learn how to speak English fluently.
To improve your spoken English, the best thing to do is to talk with native speakers.
Sometimes we don’t have that option though! 
What if you don’t know anyone who speaks English?
 What if you don’t have time? 
What if you simply don’t feel confident enough yet to practice with a native?
Don’t worry. You can still improve your spoken English, even without a speaking partner.
We’re going to explain how No speaking partner? No problem!

Here are  my tips for you: 15 Methods for Improving Your Spoken English Without a Speaking Partner

1. Think in English.
Sometimes the difficult thing about talking in a new language isn’t the language itself, but how you think about it.
If you think in Vietnamese and then try to speak English, you’ll always have to translate between languages. Translating isn’t an easy thing to do! Even people fluent in two or more languages have trouble switching between languages.
The solution is to think in English.
You can do this anywhere, anytime. Try to use English when you’re thinking about your day, or when you’re trying to decide what food to order. Even try to use an English to English dictionary to look up words. That way you never have to use your native language and translate words. You’ll notice that when you think in English, it’s easier for you to speak in English.

2. Talk to yourself.
Whenever you’re at home (or alone somewhere else) you can practice your English with your favorite person: yourself.
SHOWER CONVERSATION: the amazing place and amazing time for you to practice speaking is when you take shower, you can shower and practice talking about a topic or just talk to yourself about your girlfriend/ boyfriend... that will be amazing.
If you’re already thinking in English, try speaking your thoughts out loud. Read out loud, too. Practice is practice, and even if you don’t have anyone to correct your mistakes, just the act of speaking out loud will help you become more comfortable speaking English.

3. Use a mirror.
Whenever you can, take a few minutes out of your day to stand in front of the mirror and speak. Choose a topic, set a timer for 2 or 3 minutes and just talk.
The point of this exercise is to watch your mouth, face and body language as you speak. It also makes you feel like you’re talking to someone, so you can pretend you’re having a discussion with a study buddy.
Talk for the full 2 or 3 minutes. Don’t stop! If you get stuck on a word you don’t know, try expressing your idea in a different way. You can always look up how to say that word after the 2-3 minutes end. This will definitely help you find out what kinds of words or sentences you have trouble with.

4. Focus on fluency, not grammar.
When you speak in English, how often do you stop?
The more you stop, the less confident you sound and the less comfortable you become. Try the mirror exercise above, but challenge yourself to speak without stopping or stammering (taking pauses between your words) the entire time.
This might mean that your sentences won’t be grammatically perfect, and that’s okay! If you focus on speaking fluently instead of correctly, you’ll still be understood and you’ll sound better. You can fill in the correct grammar and word rules as you learn them better.

5. Try some tongue twisters.
Tongue twisters are series of words that are difficult to say quickly. One example is: 
"Can you can a can as a canner can can a can?” Try saying this a few times! It’s not easy.
Word games like this will help you find the right placement for your mouth and tongue, and can even help your pronunciation. You can find a list of great tongue twisters here.

6. Listen and repeat.
Do you watchTV shows or YouTubevideos in English? Use them to improve your fluency. Choose a short part of a show and repeat it line by line. Try to match the tone, speed and even the accent (if you can). It doesn’t matter if you miss a few words, the important thing is to keep talking. Try to sound just like the native speakers on the show.
Whenever you watch a video here, you’ll see all of the spoken words (and their definitions) right there on your screen. This makes listening and repeating even easier. Just turn off the subtitles when you want a challenge!

7. Pay attention to stressed sounds.
English uses stresses in words and sentences. That means you’ll need to stress, or emphasize, certain words and syllables (sounds) to give words and sentences different meanings.
Listen to where native speakers place the emphasis when they speak. Try to repeat it the same way.
This won’t only help you speak well, it might even reduce misunderstandings. Sometimes the placing the stress on the wrong syllable completely changes the word. The word ADdress, for instance, isn’t the same as the word adDRESS. ADdress refers to a physical location where someone lives, and adDRESS means to formally speak to a group of people.
Learn to hear the difference!

8. Sing along to English songs.
Singing along to your favorite English songs will help you become more fluent.
Once you can sing along to Taylor Swift and Jason Mraz, or Motivation songs . you can test your skills with something a bit more difficult: rap!
Rap is a great way to practice English because often the words are spoken like regular sentences. However, the rapper uses a stronger rhythm and faster speed. Some of the words might not make sense, but if you can keep up with the rapper then you’re on your way to becoming fluent!

9. Learn word forms with new words.
Some practice comes before you even open your mouth. Make speaking easier by learning the different forms of any words you learn. You should do this when you’re learning new vocabulary. For example, if you just learned the word write, you should also learn some other forms like wrote and written.
Knowing the correct way to use a word in any kind of sentence is important. This knowledge will help you while speaking. You won’t have to stop and think of different words—you’ll know exactly when you need to use that word while speaking.

10. Learn phrases, not words.
An even better idea is to learn word phrases, not just words.
You might be using correct grammar and vocabulary, but it’s still not how a native speaker would say it.
For example, you can say “how do you feel today?” but a native speaker might say “how’re you doing?” or “what’s up?” instead. Phrases and expressions can be helpful for sounding more natural when you speak.
You can learn more here: 500 sentences 1, 2

11. Learn your most common sayings.
Take some time to really notice how you speak in your native language.
What words and phrases do you use the most often?
Learn how to say your most commonly used phrases and words in English. 
Knowing them in English will help you speak as well in English as you do in your native language.

12. Prepare for specific situations.
Are you learning English for a specific reason? 
For example, are you learning English so you can get a job in an English-speaking company? In that case,practice English that will help you in an interview. 
Are you learning English so you can make friends in America? Then you would need a different kind of English.
Before you go to a place where you have to speak English, you can practice what you might have to say. If you’re preparing to go to a restaurant, what might conversations in a restaurant sound like? Answer the questions a waiter might ask you. Try talking about food and menus.
You’ll feel more confident if you’re prepared!

13. Relax!
You can be your best helper or your worst enemy when learning to speak fluently! We know it’s hard, but you should try not to worry about how you sound when you speak. Just relax!
If you get stuck or confused, just take a big breath and start over. Speak slower if you have to. Take time to pause and think about your next sentence.
Do whatever it takes to become more comfortable with speaking English.

14. Tell a story from your language in English.
Here’s a fun way to test how well your spoken English has developed: choose a story that you know really well and tell it in English.
Remember to think in English as you’re telling your story. Focus on speaking fluently instead of correctly. Say every sentence out loud to yourself.

You can watch it every night before you go to bed and then you retell stories in your own words. That will be amazing.
Even if you have nobody to talk to in English, you can still build confidence and master fluency on your own time.
In some ways, practicing speaking is even easier by yourself!


Saturday 18 June 2016

Tha hồ giải trí

Học căng quá thì vào nhé các tềnh iu
1. http://www.calm.com/
Có tên miền thực sự hấp dẫn (“calm” có nghĩa là “êm đềm, điềm tĩnh”). Sau khi trang được tải, bạn có thể lên chương trình thư giãn cho riêng mình, chọn thư giãn trong 2 phút, 10 phút hoặc 20 phút và lựa chọn nền động theo ý thích cùng với âm nhạc thư thái, nhẹ nhàng. Những âm thanh này bao gồm tiếng sóng vỗ trên bờ biển, tiếng chim hót và tiếng mưa rơi.
2. http://weavesilk.com/
Như một dạng “nghệ thuật tương tác tạo sinh”. Khi đã vào trang, bạn sẽ thấy một nền tối và được yêu cầu vẽ bất cứ gì bạn thích lên nền này. Bút vẽ của bạn sẽ tạo ra một hiệu ứng như dải lụa, bạn sẽ được thư giãn thực sự.
Là công cụ đơn giản nhưng hữu ích, giúp bạn thư giãn và quên bất cứ phiền muộn nào. Ngay khi trang web được tải, bạn sẽ thấy mình đang dạo trong một sợi dây 3D. Mỗi lần di chuyển chuột, bạn sẽ thấy sợi dây chuyển động, đu dưa. Bạn có thể xây dựng một số hình mẫu phức tạp khi có những cử động nhỏ.
4. http://rainfor.me/
Trang web sẽ buộc bạn quên mọi thứ sao nhãng xung quanh và tập trung vào phần âm thanh mà tất cả chúng ta đều cảm thấy thoải mái. Trên nền đó sẽ là một hình ảnh tĩnh đơn giản, và bạn sẽ nghe thấy âm thanh của tiếng mưa rơi. Nếu không thích âm thanh này, bạn có thể mở lại trang ở một tab hoặc cửa sổ khác và nghe một vài loại nhạc nhẹ. Tiếng mưa rơi dường như mang lại sự thư thái, nhẹ nhàng cho mọi người.
5. http://spielzeugz.de/html5/liquid-particles/
Trang web hỗ trợ HTML này sẽ có các hạt lỏng nhiều màu sắc. Bạn không cần nhập bất cứ gì vào, chúng sẽ ở ngay trung tâm nơi con trỏ chuột của bạn chạm vào, tạo thành một điểm phát sáng lung linh. Nếu bạn di chuyển con trỏ xung quanh màn hình, chúng sẽ tạo thành những mẫu hình khác nhau. Nếu bạn bấm chuột, các hạt nhỏ sẽ thổi vỡ ra và tạo thành một vòng tròn hoàn hảo xung quanh.
6. http://www.intotime.com/
Nó sẽ hiện ra một màn hình màu sắc, mỗi lần bạn click chuột vào các hình trên đó sẽ được chia đôi. Đơn giản bạn chỉ cần ngồi và xem màu sắc chuyển đổi, pha trộn trước mắt mình.
7. http://www.donothingfor2minutes.com/
Là một trong những website hữu ích tuyệt vời. Nó không mang đến cho bạn bất cứ gì ngoài hình ảnh biển bao la với âm thanh sóng vỗ rì rào. Nhiệm vụ của bạn là ngồi yên trong 2 phút, không chạm vào chuột hay bàn phím trong khoảng thời gian đó, và thư giãn.
8. http://tonematrix.audiotool.com/
Thư giãn trong 2 phút không có nghĩa là bạn phải nhắm mắt lại và để cái đầu của mình trống rỗng. Với trang web này, bạn có thể thư giãn thú vị. Bạn sẽ có một ô vuông gồm 16x16 ô vuông nhỏ, và có thể chọn bất kỳ ô nào để bắt đầu. Các ô vuông sẽ hiển thị giai điệu đơn giản với mỗi lần bạn nhấp chuột vào các ô vuông. Bạn cũng có thể giữ nguyên chuột và tạo thành các chữ cái, nghe âm thanh mà mình vừa tạo ra.
9.http://5secondfilms.com/
website giải trí cho tín đồ film ảnh