Friday 24 January 2014

10 việc cha mẹ có thể làm để con ngoan hơn

Nếu làm được những việc sau tức là cha mẹ đã tự mình làm một tấm gương sáng để con noi theo.

1. Đối xử công bằng

Nhiều cha mẹ có tư tưởng cưng chiều bé trai hơn bé gái. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là bé được nuông chiều sẽ trở nên hư và bé còn lại thì luôn trong tình trạng ấm ức.

Vì thế, cha mẹ hãy đối xử công bằng với tất cả các con trong gia đình nhé!

2. Trung thực và tế nhị

Dù bất kỳ lý do nào, nói dối cũng là một hành vi không đáng được khuyến khích.

Tuy nhiên, trong cuộc sống có những tình huống bé không nên nói thật. Ví dụ như nói về khiếm khuyết ngoại hình của bạn cùng chơi. Lúc này, bạn có thể giải thích và giúp bé phân biệt giữa sự giả dối và sự tế nhị.

3. Không cãi nhau trước mặt con

Tất cả các bé đều có thói quen bắt chước hành vi là lời nói tư bố mẹ. Vì vậy nếu để trẻ chứng kiến cảnh bố mẹ cãi mắng nhau, vô tình những hành động đó sẽ in sâu vào tâm trí sẽ và gây ra những hành động không tốt ở bé sau này.

4. Hãy nhiệt tình với các bạn của con

Con của bạn sẽ rất vui nếu cha mẹ đồng ý cho một vài người bạn đến nhà chơi hoặc tổ chức nấu một vài món ăn gì đấy. Bọn trẻ có thể mắc lỗi hoặc làm gì đó khiến bạn không hài lòng, nhưng đừng bao giờ la mắng con trước mặt bạn bè, bé sẽ cảm thấy mất mặt lắm đấy!

5. Biết tha thứ

Khi trẻ mắc lỗi, sự khoan dung của bạn có ý nghĩa rất lớn với con trong việcxây dựng lòng tự tin ở bé. Khi đã tha thứ cho con, bạn đừng bao giờ cằn nhằn thêm những câu kiểu như: "Con ngốc thế, mẹ nhắc bao nhiêu lần rồi hả?" hay "Đầu óc con để đâu thế, lúc nào cũng mắc lỗi"…


6. Giải đáp mọi thắc mắc của con

Đừng bao giờ né tránh những câu hỏi của con cho dù đó là chuyện tết nhị. Hãy tìm cách trả lời thỏa đáng nhất khi con đặt câu hỏi. Nếu không, bé có thể tự tìm câu trả lời từ bản thân mình hay bạn bè bé, như thế càng nguy hại.

7. Cẩn thận khi nói xấu người khác trước mặt bé

Chớ nên nghĩ bé còn nhỏ mà bạn muốn nói sao cũng được. Cần chú ý với những lời nói xấu sau lưng người khác, bé có thể nghe được và nhanh chóng tỏ thái độ khó chịu với người mà bạn đề cập tới, nhất là khi đấy lại là những người thân trong gia đình.

8. Không nên quát nạt bé nơi công cộng

Bị mẹ quát mắng khi đi siêu thị, ăn hàng, ở chỗ đông người khiến bé ức chế, ngại ngùng và xấu hổ. Vì vậy, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh nhất và có thể xử phạt khi bé đã về nhà.

9. Giữ lời hứa

Nếu bạn đã hứa sáng nay cho bé đi công viên thì không nên thay đổi. Trường hợp muốn hủy hẹn, bạn có thể trao đổi lý do với bé. Lời nói nên đi đôi với hành động, nếu không, bé sẽ thất vọng và “nhiễm” thói xấu này từ bạn.

10. Làm việc nhà theo nhóm

Những công việc nhà hàng ngày, bạn có thể nhờ chồng con chia sẻ cùng. Tốt nhất, bạn nên phân chia việc nội trợ theo nhóm. Chẳng hạn, bé và bố sẽ lau nhà trong khi mẹ và anh (chị) bé nấu cơm hoặc ngược lại. Cách này giúp bé thêm gắn kết tình cảm với gia đình và sống có trách nhiệm hơn
.

3 kiểu buộc tóc lệch đẹp quyến rũ

Thay vì buộc tóc đuôi ngựa kiểu truyền thống, chỉ mất thêm vài phút là bạn đã có được kiểu tóc buộc lệch vừa đẹp vừa trẻ lại vừa nữ tính và quyến rũ.

Hãy chọn cho mình một cách buộc tóc điệu đà và lãng mạn sau đây để đi chơi hay dự tiệc.
1. Tóc xoắn thừng buộc lệch
Thay vì buộc tóc đuôi ngựa kiểu cổ điển, bạn chỉ cần thêm 2  phút để tạo kiểu tóc buộc lệch vặn thừng vừa lãng mạn lại vừa gợi cảm, quyến rũ. Kiểu tóc này rất phù hợp khi bạn diện váy đầm điệu đà và bạn có thể làm điệu để đi hẹn hò, dự tiệc hoặc đi chơi.
buoc-toc-lech1-jpg-1368607190_500x0.jpg
Tóc xoắn thừng buộc lệch.
Bước 1: Sau khi gội sạch đầu, lau nhẹ nhàng cho khô rồi dùng máy sấy để làm tóc khô hẳn. Sau đó, dùng lược chải tóc lệch sang một bên.
Bước 2: Chia tóc thành hai phần bằng nhau, dùng dây thun để buộc cố định lại một phần.
Bước 3: Phần tóc còn lại bạn lại tiếp tục chia làm ba phần, một phần gần đỉnh đầu, một phần ở giữa tai và một phần đằng sau gáy. Dùng lọn tóc ở phía đỉnh đẩu xoắn lại cho đến gần phía mang tai thì chập phần tóc còn lại của mối xoăn vào phần tóc thứ hai và tiếp tục xoắn cho đến khi gặp phần tóc thứ ba đằng sau gáy thì lại tiếp tục xoắn lại tới gần cổ. Lưu ý dùng kẹp ghim để cố định mối xoắn vặn thừng. Bạn cũng có thể dùng gel xịt tóc để giữ nếp cho phần tóc xoắn vào nếp hơn.
Bước 4: Cuối cùng dùng một chiếc dây thun khác để buộc hai phần tóc ở bước 2 và 3 lại với nhau và chải mượt phần đuôi tóc. Để thêm phần điệu đà và bay bổng, bạn có thể thêm một phụ kiện như cặp tóc hình con bướm hoặc bông hoa vào phần tóc vặn thừng.
2. Tóc buộc lệch uốn xoăn nhẹ nhàng
Kiểu tóc buộc lệch uốn xoăn nhẹ nhàng luôn đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất kỳ ai mà bạn gặp gỡ. Kiểu tóc này khá cổ điển và sang trọng rất phù hợp với những bữa tiệc hoặc nghi lễ quan trọng.
Nếu bạn may mắn sở hữu mái tóc xoăn tự nhiên, bồng bềnh, bạn chỉ cần dùng chun buộc tóc buộc lêch sang một bên là xong. Còn nều bạn đang sở hữu mái tóc thẳng mượt thì chỉ cần khoảng 5 phút, bạn đã có thể tạo kiểu tóc này đẹp như ý.
buoc-toc-lech2-jpg-1368607190_500x0.jpg
Tóc buộc lệch uốn xoăn nhẹ.
Bước 1: Sau khi gội sạch đầu, lau bằng khăn và dùng máy sấy để làm khô tóc. Sau đó, dùng lược chải tóc lệch sang một bên.
Bước 2: Dùng một chiếc thun buộc cố định tóc lại lệch sang một bên.
Bước 3: Dùng máy uốn tóc thành từng lọn nhỏ sau đỏ nhẹ nhàng lấy tay chải từng lọn tóc xoăn để tạo độ suôn mềm tự nhiên cho phần đuôi tóc. Bạn cũng có thể đánh rối nhẹ nhàng để tạo sự cá tính và trẻ trung cho kiểu tóc này hơn. Và đừng quên dùng một chiếc kẹp tóc thật xinh để làm điệu che đi phần thun buộc tóc nhé!
3. Tóc bện đôi lệch
Kiểu tóc này cũng rất lạ và trẻ trung. Bạn cũng có thể sử dụng để tạo kiểu cho mái tóc của mình ở nhiều hoàn cảnh khác nhau từ trang trọng đến thân mật.
buoc-toc-lech3-jpg-1368607190_500x0.jpg
Tóc bện đôi lệch.
Bước 1: Chải tóc sang một bên. Chia thành hai phần bằng nhau (gọi phần tóc gần tai nhất là phần trước và phần còn lại là phần sau).
Bước 2: Dùng phần tóc sau xoắn lại để cho các lớp tóc ngắn hơn không bị rối ra ngoài.
Bước 3: Lấy một lọn tóc nhỏ ở phần tóc dài hơn (của phần sau) quấn phần tóc sau rồi luồn giữa hai phần tóc quấn lên phần tóc trước. Tiếp tục quấn và luồn cho tới khi ở mỗi phần tóc là hai vòng tròn quấn quanh.
Bước 4: Dùng ghim tóc hoặc kẹp ghim nhỏ giữ chặt phần tóc vừa quấn để nó không rơi ra. Cuối cùng phun keo xịt tóc để giữ nếp
.

Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi






Không ít các ông bố bà mẹ phải đau đầu khi những đứa trẻ yêu quý của họ quậy phá, khóc lóc, họ luôn phải chạy theo dỗ dành, và dù mắng chúng như thế nào thì chúng cũng cứ nũng nịu đòi hỏi, khó nghe lời bạn. Bạn nhìn thấy đứa trẻ nhà hàng xóm thật ngoan, biết nghe lời, và có cử chỉ hành động thật ngoan ngoãn, bố mẹ chúng chỉ cần nói một câu nhẹ nhàng nhưng chúng lại nghe lời một cách vui vẻ, còn con bạn thì ngược lại. Họ có phương pháp dạy con ngoan là gì vậy? hãy cùng tìm hiểu phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi các bạn nhé.
Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi
Hãy biết nói “không”

Bạn thấy không, những bà mẹ tây luôn nói với con họ là “No, no” và bọn trẻ ngay lập tức vui vẻ và chấp nhận không làm trái điều bố mẹ chúng đã nhắc, còn con bạn thì ngược lại, dù bạn nói không nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục làm những điều chúng muốn. Bạn biết vì sao không? cùng là một cách từ chối đòi hỏi của con cái nhưng lời nói của một bà mẹ tây lại có trọng lượng gấp nhiều lần lời nói của bạn đối với bọn trẻ. Đơn giản vì họ biết cách từ chối một cách thẳng thắn, chắc chắn, còn bạn thì không đâu, không phải cứ nói mắng to tiếng với trẻ con thì chúng mới nghe theo, hãy thay đổi cách từ chối, nói “không” với một giọng điệu vừa phải, chắc chắn, đanh thép, dù chúng đòi hỏi, nũng nịu bạn cũng cần cương quyết từ chối và tỏ thái độ rõ ràng như vậy bọn trẻ mới nhận ra nếu bố mẹ đã nói “không” thì phải chấp hành.
Tôn trọng trẻ

Bạn nên biết, trẻ con như một tờ giấy trắng, bạn vẽ gì lên đó thì tờ giấy sẽ có hình như vậy, nếu như bạn không muốn sau này con bạn nói “bố/mẹ tránh ra” nếu bạn làm vướng đường chúng, thì lúc này bạn nên nói với trẻ một cách tôn trọng với giọng điệu nhẹ nhàng”con làm ơn tránh đường cho bố/mẹ với”, trẻ sẽ học theo bạn ngay lập tức, lần sau nếu một việc tương tự xảy ra trẻ sẽ biết cách cư xử lịch sự và tôn trọng người khác.
Dạy trẻ tính kiên nhẫn



Hãy biết lắng nghe trẻ nói, trẻ thể hiện, sự thích thú của trẻ, mong muốn của trẻ, nhưng không nên thực hiện tất cả các mong muốn của trẻ.

Ví dụ không nên cho trẻ ăn uống vô tội vạ, hãy cho trẻ biết rằng lúc nào được ăn và lúc nào không được ăn, giờ này phải ăn cơm, giờ này được ăn vặt, nếu trẻ vừa ăn xong mà đòi ăn vặt luôn thì bạn nên cho trẻ chơi các thứ khác vui vẻ để trẻ quên đi sự thèm ăn vặt lúc này, đồng thời ra hình phạt nếu còn đòi vậy thì sau sẽ không mua đồ ăn vặt cho trẻ nữa, về sau trẻ sẽ ngoan ngoãn, có kỉ luật hơn và thực hiện theo cách bạn đã đưa ra, trẻ cũng sẽ biết kiên nhẫn chờ đợi để tới giờ ăn vặt, và trẻ biết cách tạo sự chú ý của bản thân qua cái khác để tạm thời quên đi sự ham muốn ăn vặt.

Hoặc nếu như người lớn đang nói chuyện, trẻ chạy vào nói xen vào giữa người lớn, hãy nói “chờ mẹ 2 phút nhé, mẹ đang bận nói chuyện với cô / chú chưa xong”. Cách nói này vừa tế nhị, vừa cứng rắn, để trẻ biết rằng chúng phải chờ đợi để nói chuyện sau.
Giáo dục trẻ ngoan thì bản thân phải làm đúng
Trẻ con sẽ dễ dàng học theo những gì nó biết, bạn phải biết dạy trẻ những câu nói xin lỗi, cảm ơn, xin chào, tạm biệt, và ngay bản thân bạn cũng nên nói những từ đó đúng lúc để trẻ học theo.
Trẻ mắc lỗi thì phải nghiêm khắc nhắc nhở và trừng phạt.
Gần gũi nhưng luôn nhắc nhở trẻ biết rằng cha mẹ mới là người có quyền quyết định.
Nói “không” khi cần thiết để trẻ biết cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối.

Với những phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi, hi vọng các bà mẹ có thể dạy trẻ ngoan ngoãn hơn. Chúc các bà mẹ thành công.

Thursday 23 January 2014

3 bí mật để dạy con ngoan

Với 3 kỹ thuật dạy trẻ dưới đây, bạn không cần la mắng hay đánh con nhưng phải luôn bình tĩnh và kiên định, để giúp con loại bỏ các hành vi tiêu cực và cuộc sống gia đình dễ chịu hơn.

"Con muốn ăn bánh. Con muốn ăn bánh" cho dù chúng ta nghe thấy lời này từ con mình hay con người khác thì kèm theo đó thường là những tiếng gào thét có thể vang vọng khắp siêu thị hay cửa hàng tạp hóa. Khi trẻ bước vào tuổi teen thì những âm thanh này sẽ chuyển thành "Con muốn quần áo mới. Con muốn một chiếc ô tô...". Bố mẹ sẽ làm gì? Làm thế nào chúng ta dập tắt được những cuộc chiến này và làm cho cuộc sống của mình hòa bình hơn một chút?

Người Trung Quốc cổ có câu: "Bố mẹ nương tay dễ bị con cái lấn lướt". Rõ ràng, một số "khuôn khổ" cho trẻ là cần thiết để giữ hòa bình và hạn chế sự hỗn loạn.


Nhất quán

Triết lý đằng sau kỹ thuật nhất quán là chúng ta không muốn châm ngòi cho những cuộc tranh cãi và cuộc chiến với con cái mình. Kỹ thuật này cực kỳ hiệu quả miễn là bạn kiên định với nó và nhớ sử dụng bất cứ khi nào có thể. Kỹ thuật này nên sử dụng tốt nhất khi một đứa trẻ mè nheo, gào thét hay nằn nì. Nó có thể được sử dụng để dập tắt hầu hết các hành vi không tích cực. Kỹ thuật này có thể hiệu quả với trẻ nhỏ, trẻ lớn, thậm chí cả các em tuổi teen.

Thực hiện nó như thế nào? Bố mẹ đáp lại hành vi tiêu cực của trẻ với một thông báo đơn giản và bình tĩnh. Khi trẻ tiếp tục hành vi đó, bố mẹ nhắc lại câu thông báo chính xác với ngữ điệu đều đều. Bố mẹ phải giữ được sự bình tĩnh và kiên định.

Ví dụ:

Trước khi thực hiện kỹ thuật nhất quán:

Con: Con muốn kẹo! (gào lên)

Bố mẹ: Không, chúng ta đi thôi.

Con: Nhưng con muốn kẹo (khóc)

Bố mẹ: Thôi nào, không kẹo kiếc gì. Đặt nó xuống. (mức độ cáu tăng lên)

Con: Con muốn kẹo, con muốn kẹo!

Bố mẹ: Chúng ta cần về nhà ngay bây giờ. Nào, đi thôi.

Con: Nhưng con muốn kẹo này cơ. (giậm chân xuống đất)

Bố mẹ: Được rồi, được rồi, mẹ sẽ mua. (rất khó chịu)

Khi thực hiện kỹ thuật kiên quyết:

Con: Con muốn kẹo!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (giọng bình tĩnh)

Con: Nhưng con muốn kẹo!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

Con: Con muốn kẹo! Con muốn kẹo cơ!

Bố mẹ: Hôm nay không mua kẹo. (vẫn điềm tĩnh)

Và cuối cùng, trẻ phải từ bỏ. Qua thời gian, kỹ thuật này sẽ ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn.

Kỹ thuật nhất quán hiệu quả vì trẻ sẽ chán nản và học được rằng rên rỉ và mè nheo không giúp chúng có được điều mình muốn.

Là người quyết định

Khi đối phó với tình huống khó, chúng ta phải duy trì sự kiên quyết trong vai trò làm cha mẹ của mình. Cuộc chiến bố mẹ-con có thể cực kỳ dễ tổn thương, vì thế không có gì khó hiểu vì sao chúng ta dễ dàng đầu hàng. Liệu chúng ta sẽ thốt lên bằng lời rằng mình bỏ cuộc hay chỉ để ý nghĩa đó tồn tại trong đầu và bọn trẻ có thể nhận ra? Con cái hiểu bố mẹ và có thể đọc được ta nghĩ gì. Trẻ sẽ có cách để biết liệu chúng sẽ thắng hay thua trong cuộc chiến với cha mẹ.

Với quyết tâm, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh để dập tắt các hành vi tiêu cực. Nó không đòi hỏi phải cằn nhằn hay la mắng nhưng nó huy động sức mạnh nội lực - khi bố mẹ là người có quyền trong các tình huống. Một tình trạng khá phổ biến là bố mẹ lo lắng hay căng thẳng về việc tranh giành quyền quyết định với con cái, nhưng bằng sự quyết tâm trong lòng chúng ta có thể ngăn chặn điều đó.

Tập trung vào mặt tích cực và phớt lờ sự tiêu cực.

Chỉ cần đến siêu thị gần nhà bạn có thể thấy những ví dụ về việc bố mẹ thưởng cho sự la hét của con bằng những hình thức chú ý. Thường thứ trẻ muốn nhất chỉ là thu hút được sự chú ý của bố mẹ. Bao nhiêu tiếng khóc là thật sự và bao nhiêu chỉ là giả vờ?


Một thống kê cho thấy chỉ có 75% bà mẹ và khoảng 50% các ông bố ôm con tuổi đến trường hằng ngày. Điều đó không có gì ngạc nhiên khi trẻ quyết định phải hành động ra ngoài khuôn khổ để lôi kéo sự chú ý của bố mẹ mình. Bằng cách tập trung chú ý đến con khi chúng cư xử tốt, bạn sẽ giảm được việc chúng cảm thấy cần phải "làm gì đó" để chúng ta phải chạy tới và nói chuyện với con. Tập trung vào con khi chúng tốt, và ít chú ý khi chúng bộc lộ quá khích sẽ giảm các hành vi thể hiện khao khát như mè nheo.

Bằng cách sử dụng 3 bí mật nuôi dạy con trong cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ bắt đầu thấy nhiều hành vi tích cực và ít hành vi tiêu cực hơn ở trẻ. Hãy duy trì tính nhất quyết với 3 bí quyết trên và đừng bỏ cuộ
c

Tuesday 21 January 2014

19 mẹo dạy con giỏi của người Nhật

Sự kiện: Dạy con Nhà sáng lập Sony Ibuka Masaru đưa ra những lời khuyên cực “đắt” cho bất kì ai muốn dạy con giỏi.

Ibuka Masaru là tác giả của cuốn sách về giáo dục trẻ em nổi tiếng Kindergarten is too late (Đợi đến mẫu giáo thì đã quá muộn). Ông là một trong những nhà giáo dục đã viết ra những cuốn sách tuyệt vời làm thay đổi số phận của rất nhiều con người, giúp ích cho sự tiến bộ của giáo dục Nhật Bản.

Những dòng viết của Ibuka Masaru tuy chỉ ghi rằng dành cho trẻ từ 0-6 tuổi nhưng ngay cả với những bậc làm cha làm mẹ muốn con thành người thì những lời khuyên này vẫn không bao giờ là lỗi thời:

1. Trẻ cần phải được giáo dục ngay từ giai đoạn 0-3 tuổi. Thời kỳ này, bé chủ yếu học và tiếp nhận thông tin bằng khả năng ghi nhớ siêu phàm. Phương pháp của cha mẹ trong giai đoạn này, đó là “lặp đi lặp lại”. Thời kì lặp đi lặp lại ta dạy trẻ những gì thì hãy quan sát để xem trẻ có hứng thú với cái gì, hình khối, hội họa, âm nhạc, sách truyện, ...để từ đó chuyển qua giai đoạn tạo hứng thú cho trẻ.

2. Khi trẻ đang tập trung hay có hứng thú làm gì thì không nên ngắt giữa chừng mà cứ để trẻ làm, dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay có việc gì.

3. Để tạo hứng thú cho trẻ thì nên khen trẻ hơn là chê, vì nếu ba mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên trẻ sẽ không có tự tin để làm cái đó nữa.

4. Khi khen trẻ thì nên khen là tốt, con đã cố gắng, con giỏi và thể hiện sự hài lòng, vui mừng của mình hơn là việc đánh giá việc trẻ làm là đẹp hay xấu. Nghĩa là chú ý đến quá trình trẻ cố gắng hơn là kết quả mà trẻ đã làm được tốt hay xấu.

5. Tránh dùng những từ ra lệnh với trẻ ví dụ mẹ cấm con..., ăn cơm đi, đi tắm đi, thu dọn đồ chơi vào...mà thay bằng những từ như sao con không... nếu con làm...thì mẹ sẽ rất vui...

6. Nếu trẻ không ăn thì hãy nghĩ cách cải thiện món ăn để phù hợp với trẻ thay vì ép trẻ ăn đến phát khóc.

7. Cha mẹ cùng học với con cái là cách tốt nhất giúp con học hiệu quả. Ví dụ khi cho trẻ xem ti vi thì nên ngồi bên cạnh coi cùng trẻ rồi giải thích cho trẻ thay vì để trẻ ngồi coi ti vi một mình, cùng đọc truyện, cùng chơi...

8. Khi để trẻ trong trạng thái đói sẽ là điều kiện kích thích khả năng thích ứng của trẻ.

9. Không phải lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, mà hãy đẻ trẻ trải qua cảm giác không có được điều mình muốn. Và đừng bao giờ đánh mất quyền và uy nghiêm của một người mẹ đó là con cái phải biết vâng lời và sợ lời mẹ nói. Nếu ta quá nuông chiều và cung phụng trẻ thì uy quyền của người mẹ sẽ không còn, con cái sẽ không còn sợ lời mẹ nói nữa.


Phương pháp giáo dục Nhật Bản được cả thế giới ngưỡng mộ (ảnh minh họa)

10. Khi trẻ hỏi vì sao thì không nên giả vờ bỏ qua mà hãy trả lời. Nếu ta không biết câu trả lời thì hãy thành thực với trẻ và trả lời là để cha mẹ sẽ tìm hiểu sau. Không nhất thiết phải giải đáp cặn kẽ, hãy để câu trả lời sẽ là một kích thích để trẻ muốn tìm hiểu sâu hơn.

11. Học và chơi kết hợp song song chứ không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng 2 công việc này.

12. Đối với những khái niệm trừu tượng thì hãy lấy hình ảnh hay tự mình làm ví dụ để minh họa.

13. Hãy chọn những đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ thì trẻ sẽ không bị mau chán. Ví dụ như chơi ghép hình, lấy cây gỗ để xếp nhà, nặn đất sét, vẽ tranh....

14. Đối với hứng thú của trẻ thì không nên đánh giá cái nào là tốt hơn. Cái nào trẻ tỏ ra có hứng thú ta cũng đều nên ủng hộ hết. Nó sẽ giúp trẻ tự tin, đồng thời đó là cách giúp cha mẹ tìm ra được năng khiếu đặc biệt ở trẻ để có thể giúp trẻ phát huy tối đa khả năng đó.

15. Khi dạy nói cho trẻ thì không nên phân biệt ngôn ngữ trẻ con với ngôn ngữ người lớn, hãy dạy tiếng chuẩn, ngôn ngữ người lớn luôn cho trẻ để sau này không mất công đoạn trẻ chuyển từ ngôn ngữ trẻ con sang ngôn ngữ chuẩn. Ví dụ dạy là “ăn” tốt hơn là dạy từ “măm”.

16. Đừng bao giờ so sánh trẻ với đứa trẻ khác vì như thế sẽ làm chúng mất tự tin, nhút nhát và không muốn cố gắng. Khi có hai anh em (chị em) thì cũng không nên so sánh hai anh em với nhau sẽ làm chúng trở nên không yêu thương nhau.

17. Trong học tập thì hãy ưu tiên dành thời gian dạy đứa lớn thì sẽ hiệu quả hơn. Khi đang chỉ bài cho đứa lớn mà đứa em cũng sà vào muốn làm theo thì hãy khuyến khích đứa em, hãy để đứa em học cùng anh. Hãy chuẩn bị hai bộ dụng cụ giấy bút để đứa em cũng có thể tham gia học hành hay chơi cùng. Đó là phương pháp rất hiệu quả để kích thích tinh thần ham học của đứa em. Hãy để hai anh em cùng chơi với nhau.

18. Khi hai anh em tranh giành đồ chơi thì hãy công bằng với cả hai. Nếu đứa em muốn có đồ chơi là đồ chơi của anh thì hãy nói đứa em xin phép anh để chơi, không nên can thiệp bảo anh hãy nhường cho em.

19. Đừng mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ vì nó sẽ làm trẻ chóng chán và giảm hứng thú học hành.

Tuesday 14 January 2014

MÌNH YÊU NHAU ĐỦ CHƯA?

Nếu một ngày nào đó chúng mình chia tay, đừng vội buông lời trách cứ, đừng vội ngoảnh mặt đi với cuộc tình vừa mới cũ, cũng đừng vội sa vào một mối quan hệ mới, được không?

Chúng ta đã yêu nhau đủ nhiều chưa nhỉ?

Đã đủ nhiều để vị tha tất cả, để có thể kiên nhẫn ngồi lắng nghe những tâm sự trong nhau, để tồn tại bên cạnh nhau không cần quá ồn ào nhưng lúc nào cũng thấy là cần thiết?

Đã đủ nhiều để không tồn tại những nghi ngờ, những ghen tuồng hờn giận, cũng đủ nhiều để luôn bình tĩnh hóa giải mọi khúc mắc với nhau chưa?

Đã đủ nhiều để không xao lòng với những người thứ ba xoay quanh mối quan hệ, đủ nhiều để có thể khóc vì nhau và đau nỗi đau của nhau?

Hình như cũng rất lâu rồi chúng mình không cùng ngồi lại, nhìn vào mắt nhau để thấu hiểu tất cả mà không cần phải dùng lời nói. Cũng rất lâu rồi chúng mình quên mất việc nắm lấy tay nhau thì thầm những lời yêu thương tuy giản dị nhưng ấm lòng...

Chúng ta vẫn tồn tại bên cuộc sống của nhau, nhưng sự tồn tại nhạt nhòa, nhạt nhòa đến mức không bằng một người dưng lướt qua nhau.

Nghe có phần đau lòng lắm nhỉ?

Chuyện chia tay hẳn là chuyện đau lòng, cũng là chuyện mà chẳng một ai trong chúng ta muốn nó xảy ra với mối quan hệ của mình. Ấy vậy mà khi trong tay với một mảnh tình đẹp đẽ, chúng ta đã làm gì để nó vội trôi đi?

Chúng ta chỉ có thể tự trách mình, trách mình đã hết lòng với tình yêu đó chưa, đã thực sự hết lòng với người mà ta yêu thương chưa?

Chúng ta tự biện minh bằng những cái cớ nghe có thể dễ dàng nhận được sự thông cảm. Rằng chúng ta quá bận rộn, có quá nhiều thứ cuốn chúng ta xa nhau, lạc mất tay nhau lúc nào không biết. Rằng chúng ta chỉ cần yêu để biết mình đang yêu là đủ, có cần gì để người khác phải biết đâu. Rằng chúng ta cứ bình yên và an nhiên như thế để yêu nhau như ngày đầu được thôi, không cần phải làm gì khác nữa.

Nhưng chúng ta cũng quên mất một điều rằng, dành một chút thời gian cho người mình yêu trong những ngày bận rộn là một điều đáng quý. Tình yêu lứa đôi có thể tự tin thể hiện trước nhiều người cũng là một động thái xây dựng lòng tin trong nhau. Và tình yêu cũng giống như vạn vật khác, chẳng bao giờ là vĩnh hằng, có tin rằng chỉ cần lơ là đôi chút, tình yêu có thể vụt tan không?

Vậy nên, trước khi quá muộn, hãy tự cho nhau câu trả lời, chúng mình đã yêu nhau đủ nhiều chưa nhé!

Sunday 12 January 2014

BÍ MẬT CỦA SỰ LẶNG IM

Sự im lặng là điều cần có trong cuộc sống. Tình Bạn cũng vậy, nó cũng cần những khoảng lặng đủ dài để cùng chiêm nghiệm cùng suy ngẫm về những điều đã qua và những gì sắp tới. Nhưng khoảng lặng đủ dài đó là bao lâu?

Đôi khi sự im lặng không có nghĩa là không có gì để nói. Khi bạn cho ai đó nghe một bài hát mà bạn yêu thích, khi bạn cho ai đưa ai đó đến một nơi đẹp. Trước sự im lặng của họ, bạn hãy nghĩ rằng, tâm hồn họ đang lắng xuống vì vẻ đẹp của cảnh vật và nét đẹp của những vần thơ. Và lúc này, cảm xúc chưa kịp thốt nên lời đó chính là sự lặng im.

Khi một câu hỏi của bạn đặt ra và cuộc sống ném trả lại bạn sự lặng im thay cho câu trả lời. Hỡi bạn mến, hãy đừng vội nghĩ rằng cuộc sống đang thờ ơ và thế giới đang quay lưng lại với bạn. Bởi chính lúc này đây cuộc sống đang dạy cho bạn bài học về sự lặng im. Từ khoảng lặng ấy, bạn sẽ thấy được nhiều hơn bạn nghĩ.

Khi bạn nói bạn quý mến một ai đó mà không nhận lại được một lời nói nào tương tự ngoài sự lặng im. Bạn đừng nghĩ rằng câu nói mình vừa nói ra không có giá trị. Bởi có thể sự im lặng không phải là một câu trả lời bạn đang mong đợi, nhưng bạn hãy tin rằng câu nói đó không tan trong hư vô mà nó đã thấm rất nhiều vào người nghe. Vì vậy, hãy im lặng nhiều thêm chút nữa để lắng nghe thấy sự yêu thương và để thấy mình được yêu thương.

Hãy đón nhận những người đến trong đời bạn một cách vô điều kiện. Đừng đòi hỏi hay suy xét. Trước một sự lặng im cần thiết đủ dài, bạn hãy tận dụng suy nghĩ và coi đó là một món quà nhỏ mà cuộc sống dành tặng bạn.

Monday 6 January 2014

Những điều mẹ muốn con gái biết trước khi lên 10


Tôi nghĩ rằng 10 điều quý giá dưới đây bạn nên cho con gái biết trước khi 10 tuổi hoặc muộn hơn chút nữa vẫn luôn có giá trị. Bởi vì tôi là một bà mẹ, tôi luôn kì vọng con gái mình sau này sẽ mạnh mẽ, giỏi giang và trở thành người có ích. Do đó, tôi có 10 điều muốn nói với con gái của mình trước khi con được 10 tuổi. Có thể đó chỉ là những điều bình thường với một ai đó nhưng với tôi đó là những điều quý giá và tôi luôn muốn con gái mình biết. Những điều tôi muốn nói là:

1. Con không có trách nhiệm phải làm cho tất cả mọi người đều hạnh phúc. Tất nhiên, con mang niềm vui đến cho mọi người là điều tốt. Nhưng là mẹ hay bố, hay bất cứ ai, con không có trách nhiệm phải chấp nhận thiệt thòi về mình để người khác được vui sướng.

2. Đừng sợ hãi, con gái. Hãy thử mạo hiểm: chạy, nhảy, leo trèo... Mẹ muốn con thử cảm giác bị đau khi ngã trên sân bóng, muốn thấy con đu mình trên xích đu như những chú khỉ hoặc dám trèo lên cây cao. Mẹ muốn con có cả sức khỏe cơ thể và tinh thần để khám phá những thách thức.

3. Con đừng ngại ngần chia sẻ niềm đam mê của mình. Có thể con không giống như những bạn gái khác - không thích chơi búp bê, thì con cũng đừng lo lắng bạn bè con sẽ chế giễu. Hãy nhớ, nếu ai đó chọc ghẹo những điều con yêu thích thì đó không phải là người bạn đích thực. Điều này thật khó để nhìn nhận, nhưng là cần thiết.

4. Nếu con không đồng ý với ý kiến của mẹ hoặc ai khác, không sao. Mẹ tin con đã đến lúc có quan điểm của mình và mẹ rất muốn nghe điều đó. Tất nhiên, con hãy nhớ tranh cãi một cách bảo thủ luôn luôn là cách không khôn ngoan. Nhưng khi con thấy mẹ sai, hãy thẳng thắn nói ra quan điểm của mình. Khi ai đó có quan điểm sai, họ cần thừa nhận và xin lỗi con về điều đó. Vì thế, con đừng ngần ngại thể hiện quan điểm của mình.

5. Con hãy nhớ mình sở hữu một khuôn mặt rất đẹp. Khuôn mặt đó, hiện giờ có cả nét ngây thơ của một em bé và cả nét đẹp của một người phụ nữ trẻ mà con đang trở thành. Và nhất là khuôn mặt đó là duy nhất trên đời này. Mẹ mong con đừng bao giờ quên vẻ đẹp của riêng mình.

6. Đọc sách luôn là điều cần thiết. Với mẹ, đó là khoảng thời gian giải trí tuyệt vời và mẹ rất tự hào, vui mừng rằng con cũng chung sở thích với mẹ. Cảm giác hóa thân vào các nhân vật, lạc vào xứ sở khác và phiêu lưu đến các miền đất.... là một trải nghiệm tuyệt vời, phải không con?

7. Sẽ có một lúc nào đó, con sẽ phải rời khỏi vòng tay mẹ, để đi nhiều nơi trên trái đất, để gặp gỡ và gắn kết với một người nào đó không phải mẹ. Tuy nhiên, con hãy nhớ rằng mẹ mãi là nơi con có thể trở về bất cứ lúc nào.

8. Khi ai đó làm con bị tổn thương hoặc khiến con thấy bất an, thì hãy tin mẹ, đó không phải là người tốt và cái đúng không thuộc về người xấu. Điều đó nghĩa là con rất không nên vì những người như vậy mà mất niềm tin vào chính mình, mà suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Hãy mạnh mẽ vượt qua rồi con sẽ thấy có niềm tin là con chiến thắng.

9. Hãy nhớ đừng coi 1 ai đó là tất cả của con. Đừng đặt tất cả niềm tin, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống của mình lên một người.

10. Điều cuối cùng mẹ muốn nói với con: Mẹ đang rất cố gắng. Mẹ biết có những lúc mẹ rất sai lầm trong việc nuôi dạy con: mẹ thiếu kiên nhẫn và hay quát mắng con. Mẹ rất xin lỗi vì điều đó. Mẹ yêu con hơn bất cứ người nào trên trái đất này và mẹ luôn mong mình sẽ đối xử tốt hơn nữa với con. Mẹ thừa nhận rất nhiều lúc mẹ không đồng tình với những hành vi của con. Tuy nhiên, cứ mỗi ngày, mẹ lại càng yêu con hơn.