Monday 28 April 2014

Vị trí của mụn trên cơ thể cảnh báo bệnh ở bạn


Mụn xuất hiện ở mỗiì vùng cơ thể cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp trục trặc nào đó.

Vì vậy, bạn không nên chỉ lo lắng khi thấy mụn xuất hiện trên mặt. Mụn xuất hiện ở bất kì nơi nào trên từng vùng cơ thể cũng cần được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời.
Vùng 1 – cổ: Do các vấn đề nội tiết tố
Cũng giống như mụn xuất hiện ở bên hàm, mụn trứng cá trên cổ có thể chỉ ra rằng tuyến thượng thận của bạn đang gặp trục trặc, do yếu tố nội tiết gây ra. Nguyên nhân khác gây ra tình trạng này có thể do căng thẳng hoặc lượng đường trong máu tăng quá mức.
Phòng tránh: Không mặc áo sơ mi với cổ áo quá chật hoặc để tóc thường xuyên chạm vào da ở vùng này.
 
Vùng 2&3 – 2 bên vai: Do căng thẳng
Mụn trứng cá ở vai có thể cảnh báo nguyên nhân là do bạn đang trong tình trạng căng thẳng quá mức, tâm trạng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nguyên nhân khác cũng có thể là do bạn đeo túi xách thường xuyên gây ra ma sát vào vùng da này.
Phòng tránh: Tránh đeo túi quá nặng hoặc mặc áo quá chật cọ xát vào 2 bên vai.
Vùng 4 – ngực: Do rắc rối ở hệ thống tiêu hóa
Nếu không phải do bạn mặc quần áo quá bí (bằng cách chất liệu như polyester hoặc nylon), loại trừ khả năng nhiễm nấm (đặc biệt là nếu bạn có mụn đầu trắng nhỏ trên ngực, áp dụng phương pháp điều trị mụn trứng cá không hiệu quả) và dị ứng… mà vẫn thấy mụn trứng cá xuất hiện trên ngực thì nguyên nhân rất có thể do những rắc rối về tiêu hóa. Chế độ ăn uống nghèo, thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn thức ăn quá cay hoặc uống quá nhiều đồ uống lạnh thường xuyên cũng có thể dẫn đến mụn xuất hiện ở ngực.
Phòng tránh: Ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá cay và uống lạnh thường xuyên.


Ảnh minh họa
Vùng 5&6 – 2 bên khuỷu tay: Thiếu vitamin trong cơ thể
Mụn xuất hiện ở 2 bên khuỷu tay có thể là do da khô, máu lưu thông kém do cơ thể thiếu vitamin lượng tế bào chết tại nang lông quá nhiều.
Phòng tránh: Tẩy da chết và dưỡng ẩm da thường xuyên. Nếu cách này vẫn không không có tác dụng thì nguyên nhân chắc chắn do thiếu vitamin. Vì vậy, bạn cần bổ sung vitamin từ chế độ ăn uống của mình.
 
Vùng 7 – bụng dưới: Mức độ đường huyết cao
Có rất ít tuyến dầu ở khu vực này, vì vậy, mụn trứng cá rất ít khi xuất hiện ở đây. Nếu mụn trứng cá xuất hiện ở vùng này thì rất có thể do những nguyên nhân như: mặc quần áo bó sát hoặc lượng đường trong máu cao.
Phòng tránh: Ăn uống lành mạnh để ổn định đường huyết, tránh ăn đồ ăn nhiều đường hoặc nhiều dầu mỡ.
 
Vùng 8 – vùng chậu: Do yếu tố vệ sinh hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Mụn trứng cá ở vùng chậu có thể xuất hiện do lông mọc dưới da hoặc do bạn dọn dẹp “vùng kín”. Vệ sinh cá nhân kém cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này. Đáng lo ngại hơn là trường hợp mụn cóc đó là các triệu chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục (đặc biệt là nếu bạn có thêm các triệu chứng khác như ngứa kéo dài 3-4 ngày…).
Phòng tránh: Giữ vệ sinh sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn…
Vùng 9&10 – 2 bên đùi: Do da nhạy cảm hoặc dị ứng
Mụn trứng cá trên đùi và chân trên thường thể hiện một phản ứng của da đối với sữa dưỡng thể, sữa tắm, bột giặt, nước xả vải… Nếu mụn mọc ở 2 bắp chân thì có thể là do dị ứng da sau khi waxing hoặc cạo lông chân.
Phòng tránh: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng kem dưỡng ẩm và các sản phẩm vệ sinh không gây kích ứng da.
Vùng 11&12 – lưng: Do hệ thần kinh và hệ thống tiêu hóa
Đây là một trong những khu vực cơ thể phổ biến xuất hiện mụn trứng cá và các lý do thường bao gồm dị ứng, mồ hôi quá nhiều, không tắm sau khi tập thể dục, ma sát từ thiết bị thể thao, mặc quần áo quá chật và không thoáng khí, dây quai ba lô, bị kích thích bởi vì các sản phẩm làm tóc hoặc chăm sóc cơ thể, phản ứng với bột giặt trên quần áo, nước xả vải… Nếu bạn không gặp phải nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân trên thì nên xem lại chế độ ăn uống của bạn, rất có thể do bạn ăn nhiều thực phẩm chiên và có lượng calo cao hoặc do bạn không ngủ đủ giấc…
Phòng tránh: Giữ vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo thoáng khí, ăn uống lành mạnh…
 
Khu 13&14 – mông: Do kém vệ sinh hoặc do ăn uống thiếu dinh dưỡng
Thường có ba lý do để mụn trứng cá để hiển thị trên mông: do mặc đồ lót dơ bẩn, không thoáng khí hoặc quá chặt; da quá khô và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc hệ tiêu hóa gặp trục trặc do uống quá nhiều đồ uống lạnh hoặc ăn nhiều thực phẩm nhiều gia vị. Vì vậy, nếu mụn không giảm sau khi bạn đã giữ ẩm da, mặc quần áo thoáng khí thì bạn nên xem lại thói quen ăn uống của mình.
Phòng tránh: Giữ ẩm cho da vùng này, mặc quần áo thoáng khí và ăn uống lành mạnh.

Friday 25 April 2014

Nhìn mặt đoán sức khỏe



Nhìn sắc mặt phải chú ý cả hai phương diện là “sắc” và “trạch” (ánh lên) mới có thể đoán định bệnh chính xác
Theo học thuyết truyền thống của Đông Y thì khuôn mặt giống như một khu cảnh quan thu nhỏ “mắt thông gan, mũi thông phổi, miệng thông tì, tai thông thận, lưỡi thông tim”. Chỉ cần nhìn mặt cũng có thể xem đoán biết được sức khỏe của cơ thể… đó chính là một phần trong cách “vọng chẩn” (nhìn người đoán bệnh) của y học cổ truyền được lưu truyền tới ngày nay.

Nhìn mặt xét đoán sức khỏe vừa phải kết hợp quan sát thần thái sắc diện và xem kỹ từng chi tiết trên khuôn mặt.

Sắc diện
Sắc mặt của những người bình thường hơi vàng, lại hơi ửng đỏ và sáng bóng. Y học dân tộc gọi đó là “thường sắc”. Các “bệnh sắc” bao gồm năm sắc màu biểu hiện ra năm bệnh chủ yếu. Theo đó, sắc màu xanh nhiều là bệnh gan, sắc màu đỏ nhiều là bệnh tim, sắc màu vàng nhiều là bệnh tì (lá lách), sắc màu trắng nhiều là bệnh phổi, sắc màu đen nhiều là bệnh thận.
Nhìn sắc mặt phải chú ý cả hai phương diện là “sắc” và “trạch” (ánh lên) mới có thể đoán định bệnh chính xác.

Trán
Trán là bộ phận có liên kết chặt chẽ nhất với hệ tiêu hóa trong khi vùng giữa 2 lông mày kết nối với gan. Nếu xuất hiện mụn ở đây chứng tỏ cơ thể đang phải hấp thu quá nhiều các chất giàu dinh dưỡng và chất cồn. Hãy duy trì một chế độ ăn uống điều độ. Bạn cũng nên kiểm tra các chất dinh dưỡng trong thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến cả gan và hệ tiêu hóa.

Mắt 
Nếu mắt trắng và hơi vàng thì có thể bạn đang có nguy cơ bị bệnh gan. Người thiếu máu thông thường có sắc mặt và mắt màu trắng bệch. Người hay bị dị ứng thì màu mắt sẽ trở nên tối thẫm, thiếu sắc, thiếu độ sáng, đen trắng cũng phân không rõ. Còn khi mắt lồi lên, chứng tỏ tuyến giáp trạng có vấn đề.
Nếu xuất hiện màu hồng ở đuôi mắt chứng tỏ tình trạng sức khỏe tốt, xuất hiện màu đỏ lại chứng tỏ huyết dịch, chức năng của các bộ phận sinh sản và bộ máy tiêu hóa thất thường, xuất hiện màu trắng chứng tỏ thiếu máu hoặc tuần hoàn máu thất thường, xuất hiện màu đỏ vàng có khả năng chức năng thận, gan, tì, tuyến tụy, tim đều không bình thường.

Kiểm tra huyết áp cũng được coi là một phương pháp đơn giản để phát hiện sớm những bất thường.

Một số người có mắt thâm quầng hơi khác thường thì có thể đó chính là dấu hiệu của các bệnh như xơ cứng gan, viêm thận, thoái hóa chức năng thận, thoái hóa đường hô hấp, bệnh về máu và các bệnh rối loạn nội bài tiết. Khu vực dưới mắt liên kết với thận, vì thế những thay đổi tại đó có thể là do mất nước hoặc nhiều độc tố. Để làm chúng biến mất, hãy uống nhiều nước, cắt giảm lượng cồn, cafein và muối. Ngoài ra, quầng thâm xuất hiện có thể do thiếu máu do thiếu hụt vitamin B12 hoặc sắt.

Mũi 
Nếu mũi muốn phát huy được chức năng hít thở và thông khí thì nhất định phải dựa vào phổi điều hòa, hô hấp mới thuận lợi được. Lỗ mũi khô rát, khi hô hấp đều đêm theo cả khí nóng, thông thường là do nhiệt phổi gây ra.
Nếu bạn bị nghẹt mũi, thông thường là do phổi bị lạnh gây ra. Tuy nhiên, hiện tượng nghẽn mũi, tắc mũi còn có liên quan đến chức năng dạ dày đường ruột không tốt. Do vậy, ngoài việc lo thông tắc mũi, bạn cũng nên chăm sóc dạ dày và đường ruột của mình.

Miệng 
Miệng cũng giống như mắt đều rất mỏng, có thể hoàn toàn phản ánh được màu máu. Màu môi nhợt nhạt có thể là do tế bào hồng cầu không đủ, cho nên phải thay đổi thực đơn ăn uống, ăn nhiều nội tạng động vật và đậu phụ, từ đó giảm bớt tình trạng thiếu máu.
Nếu đôi môi quá đỏ, chứng tỏ bạn đang bị nhiệt. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, chức năng điều tiết cơ thể yếu đi, hai má, môi và lưỡi sẽ biến thành màu đỏ. Lúc này, ăn nhiều hoa quả tươi, uống nhiều nước thì sẽ giúp chúng ta hóa giải nhiệt lượng quá thừa trong cơ thể, làm cho màu môi khôi phục lại bình thường.
Nếu trong khi ngủ miệng có hiện tượng chảy nước dãi, điều này có thể là do chức năng dạ dày đường ruột suy yếu, không thể hấp thụ được hết nước, làm cho nước bị ngừng trệ, nước bọt bị loãng đi nên mới chảy ra hai bên miệng. Nếu bạn có thêm những dấu hiệu xấu cho dạ dày thì tốt nhất là đi khám hệ tiêu hóa.

Tai 
Trong Đông Y, tai thể hiện tình trạng của thận. Hai vành tai có màu đỏ hoặc màu tím đều chứng tỏ tuần hoàn thận không tốt cho nên cần hạn chế uống rượu, ít ăn các thực phẩm tinh chế, cần vận động nhiều để thúc đẩy chức năng tuần hoàn máu.


Nếu mắt trắng và hơi vàng thì có thể bạn đang có nguy cơ bị bệnh gan. Người thiếu máu thông thường có sắc mặt và mắt màu trắng bệch. (Ảnh minh họa)

Còn nếu dái tai nhăn có thể do động mạch gặp hiện tượng xơ cứng. Khi đó, tai nhận được rất ít huyết dịch, thiếu máu sẽ xuất hiện nếp nhăn và lời khuyên cho bạn lúc này là hãy đi kiểm tra tim mạch ngay.

Lưỡi
Theo y học Trung Quốc, lưỡi là bản đồ của sức khỏe và y học chính thống cũng bắt bệnh bằng cách quan sát lưỡi. Bạn hãy đứng trước gương lè lưỡi ra kiểm tra, nếu lưỡi hơi rung, rất có khả năng bạn đang bị căng thẳng thần kinh, thể lực suy thoái. Theo điều tra của y học, khoảng 70% trong chúng ta không nhận biết được lưỡi rung. Chuyên gia khuyến nghị nên điều chỉnh công việc và nghỉ ngơi nếu không thì sẽ dễ gây ra thần kinh căng thẳng.
Nếu lưỡi chuyển sang màu xanh (chứng xanh tím) có thể do thiếu oxi trong máu. Nếu lưỡi hơi có màu tím, trong máu của bạn có hàm chứa đại lượng chất thải. Nếu bạn có thêm triệu chứng đau lưng và nhức mỏi vai, cứng cổ chứng tỏ chất thải đã tích tụ ở trong cơ thể quá nhiều. Lúc này bạn phải chú ý ăn uống thanh đạm trong vòng 1 tuần hoặc xông hơi thanh lọc cơ thể cũng có thể giảm nhẹ được triệu chứng.
Tưa lưỡi quá dày chứng tỏ chức năng dạ dày đường ruột không tốt hoặc ăn uống quá thừa. Tưa lưỡi quá móng thường gặp nhiều vào mùa xuân, thu, chứng tỏ sức đề kháng của bạn đang xuống dốc. Tưa lưỡi màu vàng là dấu hiệu của cảm. Lúc này cần chú ý giữ ấm, uống nhiều nước ấm có thể phòng chống và ngăn chặn được cảm xâm nhập.

Nhìn người đoán bệnh

Nếu không thể ngửi thấy mùi thơm của quả chuối hoặc chanh thì bạn có nguy cơ cao mắc chứng Parkinson. Ngoài ra nếu dái tai bạn có nếp nhăn thì đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim mạch.

Nếu để ý, bạn có thể biết bệnh của mình qua những dấu hiệu trên cơ thể. Thậm chí ngay cả khi cắt móng chân, bạn cũng có thể nhận ra dấu hiệu sớm của bệnh ung thư phổi.

Dưới đây The Sun đưa ra một số dấu hiệu trên cơ thể có thể là gợi ý giúp bạn phát hiện ra căn bệnh tiềm ẩn của mình:

1. Khứu giác

Nếu bạn không thể ngửi thấy mùi thơm của quả chuối hoặc chanh, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson. Các nhà khoa học tại California (Mỹ) tinrằng việc cơ thể bạn mất khả năng nhận biết một số mùi cơ bản có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tật.
Để có thể giảm nguy cơ đó, bạn nên ăn nhiều loại cá có dầu như cá thu hoặc cá hồi.

2. Kích cỡ áo ngực

Nếu mặc áo ngực cỡ D thì có thể bạn bị tiểu đường. Sau một nghiên cứu kéo dài trong 10 năm, các nhà khoa học tại Canada nhận thấy những phụ nữ mặc áo ngực cỡ D hoặc lớn hơn ở tuổi 20 thì nguy cơ mắc chứng tiểu đường tuýp 2 cao hơn 1,5 lần so với những chị em chỉ mặc cỡ A.

3. Lưỡi trắng

Nếu bạn thấy trên lưỡi của mình có một lớp phủ màu trắng dày thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh nấm miệng hoặc nhiễm trùng.

4. Ngón tay

Phụ nữ có ngón trỏ ngắn hơn ngón đeo nhẫn thì nguy cơ dễ bị viêm khớp đầu gối cao gấp đôi, theo các nhà học thuộc Đại học Nottingham. Theo đó, họ thường có mức estrogen (một loại hoóc môn do cơ quan sinh dục nữ tiết ra) thấp hơn.

5. Chân chắc và ngắn

Nếu bạn có cặp giò ngắn, chắc nịch thì hãy để ý đến gan của mình. Một nghiên cứu của Anh trên 3.600 phụ nữ nhận thấy nếu chân họ dài trong khoảng 51-74 cm thì thường có nhiều enzym gây bệnh gan.

6. Tay, chân ngắn

Những phụ nữ có cánh tay ngắn thì dễ bị bệnh Alzheimer. Chiều dài chân (tính từ bàn chân đến đầu gối) càng dài thì nguy cơ bị bệnh này càng thấp.

7. Tai nhăn

Nếu dái tai bạn bị nhăn thì đó có thể dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch. Theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chiacago (Mỹ). Một nếp nhăn trên dái tai tăng nguy cơ mắc bệnh lên 33% và ở cả hai bên tai thì nguy cơ này lên đến 77%.

8. Lông ở ngón chân

Bàn chân không có lông thì có thể do lưu thông máu kém. Điều này ra do tim không còn khả năng bơm máu đến các chi.

9. Đầu gối kêu

Những tiếng kêu ở khớp đầu gối là bình thường nhưng nếu mỗi lần di chuyển bạn đều nghe thấy tiếng đó thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh viêm khớp. Đặc biệt nếu cảm thấy đau thì bạn nên đến gặp bác sĩ.

10. Vết loét kéo dài

Loét miệng có thể do căng thẳng hoặc niêm mạc bị tổn thương. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng dù rất hiếm.

Bạn có thể sử dụng nước súc miệng sát trùng nhưng nếu sau hơn 2 tuần mà chúng vẫn không khỏi thì bạn nên đến gặp nha sĩ. Cứ 10 người bị ung thư miệng thì có đến 8 người có dấu hiệu này.

11. Tóc dễ gãy

Nếu sợi tóc khô, giòn, dễ gãy hoặc bạn hay bị rụng tóc thì đó có thể là biểu biện của bệnh thiếu máu hoặc bệnh về tuyến giáp. Ngoài ra, rụng tóc có thể là dấu hiệu của tiểu đường.

Ngoài mắt, lưỡi, nước tiểu và da thì bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe nhờ quan sát những thay đổi trên đôi tay.


Cơ thể thường biểu hiện các dấu hiệu liên quan tới sức khỏe. Ngoài mắt, lưỡi, nước tiểu và da thì bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏenhờ quan sát những thay đổi trên đôi tay.

Theo trang tin Times of India, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sức khỏe qua đôi tay.

<>Lòng bàn tay đẫm mồ hôi: Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi bạn đang ở trong trạng thái lo âu hoặc hồi hộp. Tuy nhiên, nếu lòng bàn tay luôn ướt mồ hôi mà không rõ nguyên nhân và rất khó kiểm soát thì rất có thể bạn đang mắc các rối loạn tuyến giáp hoặc bệnh tim.

<>Lòng bàn tay đỏ: Tình trạng lòng bàn tay đỏ có thể là một dấu hiệu của các rối loạn gan. Điều này có thể là do giãn mạch máu nhằm đáp ứng với hiện tượng mất cân bằng hormon do tổn thương gan gây ra.Ngoài ra, lòng bàn tay đỏ cũng có thể báo hiệu một số loại bệnh như viêm khớp dạng thấp và các rối loạn tuyến giáp.

<>Run tay: Chắc hẳn tất cả mọi người đều từng đã cảm thấy run tay. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khi ai đó lo lắng, hoảng hốt hoặc mệt mỏi khi cầm vật gì quá nặng. Nhưng sẽ là bất thường nếu run tay không rõ nguyên nhân và rất khó kiểm soát.

Run tay không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu sớm cảnh báo về bệnh Parkinson. Bệnh này ảnh hưởng tới hệ thần kinh như các rối loạn cử động cơ của cơ thể. Vì thế, bạn nên đi khám bác sỹ ngay.

<>Đổi màu móng tay: Móng tay khỏe thường có màu hồng nhạt. Nếu bạn thấy móng tay màu hơi lục hoặc vàng nhẹ thì hãy cảnh giác, có thể bạn bị nhiễm nấm. Trong một số trường hợp, rối loạn màu sắc ở móng tay cũng có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh phổi.

<>Nổi u ở ngón tay<>: Nếu bạn thấy xuất hiện u nhỏ gần chân móng tay, đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh viêm khớp mạn tính. Các khối u đó xuất hiện là do giảm khoang khớp khiến các khớp lồi ra như xương mới. Phụ nữ dễ bị tình trạng nổi u ở ngón tay hơn.

<>Da tay khô: <>Tình trạng này thường báo hiệu sớm rối loạn tuyến giáp làm mất độ ẩm của da. Ngoài ra, nó cũng có thể báo hiệu hiện tượng dị ứng hoặc các rối loạn độ nhạy của da do sử dụng một số sản phẩm mỹ phẩm.

Thursday 24 April 2014

Xem Mặt biết bệnh

Nhìn mặt là một trong những nội dung "vọng chẩn" (nhìn người đoán bệnh) của y học cổ truyền Trung Quốc từ rất xa xưa được lưu truyền tới ngày nay. Ở đây trước hết nói về một câu chuyện được ghi trong cuốn "Sử ký", kể lại rằng: có một danh y thời Chiến quốc tên là Biển Thước sang nước Tề để gặp Tề Hoàn Hầu...

PHÂN BIỆT BỆNH QUA NÉT MẶT

Nhìn mặt là một trong những nội dung "vọng chẩn" (nhìn người đoán bệnh) của y học cổ truyền Trung Quốc từ rất xa xưa được lưu truyền tới ngày nay. Ở đây trước hết nói về một câu chuyện được ghi trong cuốn "Sử ký", kể lại rằng: có một danh y thời Chiến quốc tên là Biển Thước sang nước Tề để gặp Tề Hoàn Hầu. Vừa trông thấy thần sắc trên mặt của Tề Hoàn Hầu có triệu chứng mắc bệnh, liền nói với ông ta là: "Da thịt của Người có bệnh rồi đấy, nếu không chữa trị sớm nó sẽ lan sâu vào trong". Hoàn Hầu nói: "Ta không có bệnh gì cả". Sau khi Biển Thước ra khỏi, Hoàn Hầu nói với những người xung quanh rằng: "Thầy thuốc lại muốn vòi ta để kiếm tiền đây, lại muốn nói láo để đòi chữa cho người vô bệnh". Năm ngày sau, Biển Thước gặp lại Hoàn Hầu, ông lại nói với Hoàn Hầu rằng: "Bệnh của Ngài đã vào trong huyết mạch rồi". Rồi lại 5 ngày sau nữa, gặp lại Hoàn Hầu lần nữa, ông lại nói với ông ta: "Bệnh của Ngài đã vào tới dạ dày và ruột rồi". Vậy mà Tề Hoàn Hầu vẫn chẳng thèm để ý gì đến câu nói của Biển Thước, vẫn còn dấu bệnh, không chịu lo chữa chạy. Lại 5 ngày sau nữa, Biển Thước vừa nhìn thấy khí sắc của Hoàn Hầu đã biết ngay rằng bệnh tình của ông ta đã nguy kịch, hết phương cứu chữa rồi, đành không cho thuốc men chữa chạy gì nữa, liền lắc đầu quay đi. Hoàn Hầu cho người đến tìm hỏi thì Biển Thước có nói rằng: "Lúc bệnh còn ở da thịt, có thể dùng biện pháp ăn canh uống thuốc tẩy rửa các chất độc hại đi là khỏi. Khi bệnh lan tới mạch máu, còn có thể châm cứu. Bệnh vào tới dạ dày và ruột, cũng còn có thể dùng rượu thuốc chữa khỏi được. Bây giờ bệnh đã vào đến tận xương tuỷ rồi thì ngay đến Diêm Vương cũng không tài nào chữa khỏi được, thì tôi cũng đành chịu bó tay. Lại qua 5 ngày sau, bệnh của Hoàn Hầu trở nên rất nặng và cuối cùng là chết.

Qua câu chuyện lịch sử này có thể thấy được là Biển Thước đã rất tinh thông về "vọng chẩn" (nhìn người đoán bệnh), là người đã đạt tới trình độ "nhìn người biết bệnh". Đây có lẽ cũng là một câu chuyện mang sắc thái khoa trương nghệ thuật, nhưng lại chứng tỏ một điều là "kiểm tra, quan sát thần sắc" có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tìm hiểu phán đoán trước được bệnh tình.

Nhìn mặt xét đoán bệnh không những phải quan sát thật tỉ mỉ thần thái phần mặt của bệnh nhân, mà còn cần phải bình tĩnh ngắm nhìn thật kỹ sắc mặt, nét mặt của họ, phương pháp gồm có:

1. Nhìn thần sắc

Thần sắc phần mặt là phản ánh tổng hợp tinh thần, khí huyết toàn thân. Trong "Linh khu - Tà khí tạng phủ bệnh hình thiên" có nêu ra: "Mười hai kinh mạch, ba trăm sáu mươi nhăm lạc mạch, khí huyết của nó đều tập trung trên mặt". Nếu khí huyết tràn đầy thì thần thái hăng hái hăm hở, khí huyết suy giảm, thiếu thốn thì tinh thần suy sụp.

Thần sắc của người bệnh đại thể có thể phân chia thành ba loại sau đây:

1. "Đắc thần" (thần sắc bình thường): Hai mắt của người bệnh linh hoạt và tinh anh, rạng rỡ, thần chí sáng sủa phản ứng nhanh nhạy, động tác mạnh mẽ. Như vậy biểu thị công năng của tạng phủ chưa bị thương tổn. Cho dù bệnh tình có khá nặng đi chăng nữa thì trước sau rồi cũng sẽ tốt đẹp cả, có thể coi là "thuận chứng".

2. "Thất thần" (thần sắc khác thường): Sắc mặt của người bệnh trông u ám, ảm đạm; tinh thần ủ rũ; phản ứng lờ đờ, chạm chạp, mắt trông không thấy vẻ tinh anh, rạng rỡ; lời nói yếu ớt, rời rạc, trả lời không khớp đúng với câu hỏi. Như vậy gọi là "thất thần", hoặc "vô thần thái" biểu thị chính khí đã bị thương tổn, bệnh tình đã khá nặng, khó có thể khả quan được. Đã thất thần thì sẽ tiến tới xuất hiện những triệu chứng nguy kịch như ngôn ngữ rối loạn, thần chí hôn mê. Trên lâm sàng coi là "nghịch chứng".

3. "Giả thần" (diện mạo trông như có thần thái, nhưng thực tế thì lại thất thần). Phần lớn thấy ở những bệnh nhân bị ốm lâu ngày, bệnh nặng, tinh thần cực kỳ suy nhược. Nếu trước đây vốn trầm mặc ít nói, tiếng nói nhỏ nhẹ, hay nói nhát gừng, nay bỗng nhiên biến đổi hẳn sang nói năng liên tục, tiếng nói sang sảng. Vốn thần chí mơ hồ, lẫn lộn, bỗng nhiên nay lại tỉnh táo; vốn không ăn uống được, nay bỗng nhiên lại thấy ăn nhiều và ăn nghiến ngấu như người đói lắm vậy; vốn nằm lâu không dậy, nay bỗng nhiên tự ngồi dậy, xuống đất đi lại; vốn sắc mặt đang u ám, ảm đạm, nay bỗng nhiên thấy lưỡng quyền ửng đỏ như bôi phấn vậy. Những hiện tượng trái ngược với trạng thái bình thường này là một hiện tượng giả xảy ra trước lúc âm dương sắp ly biệt, thường người ta vẫn gọi là "sự phản chiếu hồi quang". Trên lâm sàng gọi là triệu chứng "đèn tàn sáng lại" (tàn đăng phục minh). Điều đó báo hiệu bệnh tình sẽ nhanh chóng trở nên ác liệt. Những bệnh nhân loại này, nếu không kịp thời cứu chữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

2. Nhìn sắc mặt

Y học dân tộc cho rằng: "Ở trong có những gì tất hiện hình ra bên ngoài những thứ đó". Biến đổi bệnh lý phát sinh trong cơ thể, tất nhiên sẽ phản ánh ra bên ngoài cơ thể, sắc mặt chính là một trong những phản ánh ra bên ngoài cơ thể này.

Sắc mặt của những người bình thường ở nước ta hơi vàng, lại hơi ửng đỏ và sáng bóng. Y học dân tộc gọi đó là "thường sắc". Khi có bệnh, sắc mặt hơi có chút thay đổi, gọi là "bệnh sắc".

Trung y cho rằng năm sắc màu biểu hiện ra năm bệnh chủ yếu, tức "sắc màu xanh nhiều là bệnh gan, sắc màu đỏ nhiều là bệnh tim, sắc màu vàng nhiều là bệnh tì (lá lách), sắc màu trắng nhiều là bệnh phổi, sắc màu đen nhiều là bệnh thận". Cách nói này đã bộc lộ rõ một số mối liên hệ nội tại giữa sắc mặt và sức khoẻ.

Nhìn sắc mặt phải chú ý cả hai phương diện là "sắc" và "trạch" (ánh lên). Nói chung, bất luận là màu sắc thế nào, nhưng thấy còn ánh lên sáng sủa, tươi tắn, hớn hở, thì chứng tỏ là biến đổi bệnh lý còn nhẹ, chưa sâu sắc, khí huyết chưa suy. Nếu sắc mặt u ám, ảm đạm, khô cằn, thì chứng tỏ bệnh tình đã trầm trọng, tinh khí đã tổn thương nặng.

Sau đây sẽ giới thiệu sơ lược về sắc mặt thể hiện trạng thái bệnh.

Mặt đỏ: Phần lớn là chứng nhiệt. Những người bị cao huyết áp, trên mặt tràn đầy ánh hồng. Người bị bệnh lao do nhiệt thấp, hai gò má trên mặt hiện rõ màu ửng đỏ, nhất là về buổi chiều. Hai má của người bị lở loét nặng, mọng đỏ tím lại, sẽ xuất hiện những vết đỏ bầm tím hình bướm đối xứng. Sắc màu đỏ thấy ở trên má (má và quai hàm) là có bệnh ở tim. Khi trúng độc hơi than, trên mặt cũng hiện rõ màu hồng anh đào. Nếu mặt đỏ rực có kèm theo cả miệng khát, thậm chí co giật thì thường thấy ở những người bệnh có tính sốt cao do cảm nhiễm cấp tính gây nên.

Mặt vàng: Cần phân biệt mặt vàng do bị bệnh gây nên với mặt vàng do ăn các thức ăn mà bị. Nếu ăn nhiều cà rốt quá, hoặc trẻ nhỏ cho ăn nhiều quít quá cũng sẽ sinh vàng ở hai bên cánh mũi, sau khi thôi không ăn nữa, sẽ dần dần hết. Nếu không phải vàng mặt do ăn nhiều các thứ gây vàng, thì khi mặt vàng như thế phần lớn thường thấy ở người mắc bệnh hoàng đản. Nếu ở củng mạc và toàn thân màu vàng cả thì phần lớn thấy ở những người bị các bệnh như viêm gan dạng hoàng đản, bị bệnh sỏi mật, bị viêm túi mật, bị ung thư túi mật và ung thư đầu tuỵ ... Những người bị bệnh giun móc câu, do thường xuyên mất máu mạn tính lâu dài, làm cho sắc mặt vàng khô, thường vẫn gọi là "bệnh vàng bủng". Trung y cho rằng trên mặt màu vàng tươi sáng thuộc về thấp nhiệt, màu vàng xám xịt phần lớn thuộc về hàn thấp, sắc mặt vàng héo thì phần lớn là tâm tì hư nhược, doanh huyết không đủ, mặt vàng phù thũng là tì hư hữu thấp. Ngoài ra còn có trường hợp bị bệnh sốt rét, bị trúng độc thuốc... cũng có thể làm cho mặt vàng.

Mặt trắng: Sắc mặt của người khoẻ mạnh là trong màu trắng có ửng hồng. Da của những người luôn luôn ở trong nhà, không ra ngoài trời cũng trắng, nhưng màu trắng do trạng thái bệnh lý thì màu trắng giống như nến trắng. Ví dụ, trên lâm sàng, thường xuyên có thể thấy:

Những người bị mắc bệnh chứng hư hàn, thiếu máu và một số những người bị bệnh phổi, bị đau bụng kịch liệt do nội hàn, hoặc những người bị ngoại hàn rất nặng, phát run lên, có thể thấy mặt trắng tái xanh. Người bị bệnh gan mà thấy mặt màu trắng là bệnh rất khó chữa. Màu trắng thấy ở giữa hai lông mày thường là có bệnh ở phổi. Sắc mặt của những người bị mắc các bệnh như cơ năng của tuyến giáp trạng bị giảm sút, viêm thận mạn tính ... màu trắng tái xanh so với người bình thường. Khi bị trúng độc chì, người bệnh có đặc trưng chủ yếu là sắc mặt trắng xám xịt lại, trong y học gọi là "diên dung" (mặt da chì). Những người bị các bệnh như bệnh ký sinh trùng, bệnh máu trắng ... những người làm việc thường xuyên lâu ngày trong nhà và những người dinh dưỡng không tốt, cũng thấy thể hiện rõ trên da mặt màu này. Những người bị bệnh ký sinh trùng đường ruột, ở mặt còn thấy xuất hiện những nốt trắng hoặc những vệt trắng. Ngoài ra bị những bệnh xuất huyết, bị trĩ thường xuyên đi ngoài ra máu, phụ nữ khi thấy kinh ra nhiều máu, cũng sẽ làm cho sắc mặt trắng xanh. Những người bị những cơn choáng sốc mạnh do tuần hoàn huyết dịch ở trên mặt bị trở ngại, cũng làm cho mặt trắng bệch. Trung y cho rằng những người sắc mặt trắng xanh thuộc chứng hư và chứng hàn. Như có một số người sắc mặt tương đối trắng, thể hình béo, Trung y cho rằng những người này là ở thể "khí hư" hoặc "dương hư". Những người này mặc dầu trông cơ thể béo mập, nhưng thể chất tương đối kém rất dễ bị cảm mạo.

Mặt tím đen: Nói chung, sắc mặt tím đen là do thiếu oxy gây nên. Bất kể là do nguyên nhân nào gây nên như do tắc thở, do bị bệnh tim bẩm sinh, bị bệnh tim do nguyên nhân từ bệnh phổi gây nên, do tâm lực suy thoái ... đều thất sắc mặt tím đen. Khi bị đau có tính chất co giật ở bộ phận dạ dày hoặc ruột, bị đau giun sán, bị đau quặn ở mật do bệnh ở đường mật gây nên, cũng có thể làm cho sắc mặt tím đen lại. Những người bị bệnh lao ở thời kỳ cuối, bị sưng phổi và khí quản, bị viêm nhánh khí quản mạn tính và bị viêm phổi rất nghiêm trọng, thì sắc mặt cũng thường xanh xám. Trẻ con sốt cao, mặt cũng xuất hiện sắc tím đen thể hiện tương đối rõ ở giữa sống mũi và hai bên lông mày, đó cũng là triệu chứng báo trước sẽ bị trúng gió. Ngoài ra, khi nén chịu đau nặng ở một bộ phận nào đó trong người, sắc mặt cũng có thể thấp thoáng xuất hiện những nét xanh tái.

Mặt đen: Là triệu chứng của bệnh mạn tính. Những người bị các chứng bệnh như công năng của màng tuyến thượng thận bị giảm sút, công năng thận mạn tính không toàn vẹn, công năng của tâm phế mạn tính không toàn vẹn, gan bị cứng, bị ung thư gan ... đều có thể xuất hiện màu đen trên sắc mặt. Bệnh tình càng nặng, sắc mặt lại càng đen sạm. Cổ giữ có câu: "Màu đen xuất hiện ở thượng đình to bằng ngón chân cái, tất không ốm mà chết". "Thượng đình" ở đây chỉ vị trí cao nhất của phần mặt, tức phần trán. Ở chỗ đó mà xuất hiện màu đen thì đó là tín hiệu bệnh tình nguy hiểm, người bệnh thường sẽ suy thoái mòn mỏi mà chết. Những người sử dụng dài ngày một số loại thuốc nào đó như thuốc có thành phần Arsenic (thạch tín), thuốc Articarcinogen (chống ung thư) v.v ... cũng có thể làm cho sắc mặt biến thành đen ở mức độ khác nhau, nhưng nếu ngừng uống những loại thuốc này thì có thể khôi phục lại sắc mặt bình thường. Trung y cho rằng sắc mặt đen là do thận tinh (tinh lực của thận) suy nhược, có thể dùng các loại thuốc bổ thận để điều trị.

Nhìn sắc mặt phải phân biệt được khách sắc trong thường sắc với bệnh sắc. Khách sắc là chỉ sắc mặt của người khoẻ mạnh có biến đổi theo thời tiết và khí hậu, hoắc thay đổi sắc mặt có tính tạm thời do uống rượu, do lao động, do những biến đổi về tâm tư tình cảm, do ra ngoài nắng v.v ... gây nên, không thuộc bệnh sắc. Khi nhìn sắc mặt càng phải giám định được sự khác nhau do từng nguyên nhân gây ra đó. Ví dụ: Khi vận động nhiều và nặng, khi uống rượu, phơi ngoài nắng, nóng, bị kích động mạnh về mặt tình cảm (như e thẹn hoặc bực tức) đều có thể làm cho phần mặt tạm thời bừng đỏ lên. Khi lạnh giá, rét mướt, kinh khủng, khiếp sợ kích thích làm cho mao mạch máu co rụt lại rất mạnh, thì có thể làm cho sắc mặt trở lên tái xanh. Trên mặt của những người giá có thể thấy rất nhiều nốt chấm màu nâu ở mỡ, gọi là các (vết chấm sắc tố của người già". Phụnữ khi có thai, trên mặt cũng thường xuất hiện các vệt vằn đối xứng màu nâu lá cọ gọi là "vện vằn khi có chửa". Những hiện tượng đó đều thuộc những hiện tượng sinh lý bình thường.

3. Nhìn nét mặt.

Tứ chẩn trong y học dân tộc (vọng, văn, ván, thiết). Tứ chẩn trong y học hiện đại (nhìn, sờ, nắn, nghe) đều coi việc nhìn vào người là một thủ pháp chẩn đoán bệnh, Việc quan sát tình trạng bên ngoài của phần mặt vẫn là một bộ phận hợp thành quan trọng trong nhìn người đoán bệnh. Bởi vì dáng, nét mặt của con người thể hiện rõ cơ bắp đầy đặn khoẻ mạnh, huyết mạch lưu thông đầy đủ, lại là nơi tập trung chi phối thần kinh của đầu do đó rất nhiều nbệnh tật của con người biểu hiện ra một cách tương ứng dáng nét điển hình ở trên mặt.

Dáng nét mặt của người bình thường, khoẻ mạnh: mắt và lông mày trông thanh tú, đôi mắt tinh anh, lanh lợi, sắc sảo, da dẻ bóng bảy, mịn màng. Nếu lấy sống mũi làm đường thẳng đứng ở chính giữa mặt thì điểm giữa của đội dài của nó (tức điểm giữa chiều dài của đầu) có khác nhau tuỳ theo với tuổi tác. Lúc mới sinh ra thì điểm giữa của độ dài của nó ở giữa hai bên lông mày, hai mắt thì ở phía dưới điểm giữa đó một chút. Về sau, cùng với sự lớn lên của tuổi tác, xương mặt và xương mũi phát triển dài thêm ra, thì điểm giữa đó dần dần chuyển dịch về phía dưới, đến khi thành niên rồi thì điểm giữa này tương hợp với mức ngang bằng hai mắt.

Dáng nét mặt khác thường có thể chọn ra khai loại: Một là có tính chất tạm thời, hai là có tính chất vĩnh cửu. Có những trường hợp là do hoàn cảnh, có những trường hợp là do bởi nhân tố tinh thần tạo nên, có những trường hợp là do bệnh tật có tính bẩm sinh hoặc bệnh tật khi lớn lên tạo ra.

Dáng nét mặt khác thường không những ảnh hưởng đến dung nhan con người, mà còn có thể là bằng chứng dùng để tham khảo chẩn đoán là co thể sắp có bệnh hoặc đã mắc những bệnh tật gì rồi. Dáng nét mặt khác thường nói chung có thể phân chia ra mấy loại:

1. Dáng nét mặt phù thũng: Khi phù thũng ở mặt, lấy tay trỏ ấn vào ngoài da trước trán, thấy hình thành vệt lõm tạm thời. Trường hợp như vậy nói chung thường thấy ở những ngườibị bệnh thận, bệnh tim, cũng có thể thấy ở những người bị bệnh đái đường nữa.

2. Dáng nét mặt béo giả tạo: Trên mặt biểu lộ ra nét ngờ nghệch, cứng đơ như đeo trăn mặt một cái gì vậy. Trường hợp này phần lớn có ở những người bị viêm não, bị tê liệt, run lẩy bẩy.

3. Dáng nét mặt như cười gượng: Răng nghiến xít lại, cơ mặt co giật, tay chân run lẩy bẩy, đó là dáng nét điển hình của những người bị cảm gió.

4. Dáng nét mặt sợi hãi: Nhãn cầu lồi ra, mắt ánh lên sáng quắc, có những biểu hiện sợ hãi, thường thấy ở những người mà cơ năng sinh lý của tuyến giáp trạng quá mức bình thường làm lồi nhãn cầu ra.

5. Dáng nét mặt hùng hổ, dữ tợn: Các khớp xương và da trên mặt ở trạng thái tăng sinh, thường thấy ở những người bị bệnh phong ở dạng lở loét, cũng thấy ở những người bị mắc bệnh máu trắng có tính chất tế bào limpha.

6. Dáng nét mặt hiện rõ hai mảnh (múi) nhọn: Hai má đỏ sạm, môi miệng bầm tím, lòng dạ hoảng hốt, thở hổn hển, thường thấy ở những người bị bệnh tim có tính phong thấp và những người hẹp hai lá van tim.

7. Dáng nét mặt tròn bầu bĩnh: Mặt như trăng tròn, da ửng đỏ, thường có kèm theo cả mụn trứng cá ở mặt và râu lún phún, thường thấy ở những người màng thuần tuý tăng nhiều (bệnh tổng hợp Cushing) và những người sử dụng dài ngày kích thích tố màng tuyến thượng thận.

8. Dáng nét mặt của bệnh to béo ở đầu tay chân. Đầu to ra, mặt dài ra, cằm dưới to ra và nhô ra phía trước, hai xương to ra, tai mũi nở to ra, môi, lưỡi cũng dầy lên.

9. Dáng nét mặt tê liệt một bên: Động tác biểu lộ tình cảm ở một bên mặt hoàn toàn bị tê liệt, trán không có nếp nhăn, mắt dãn to ra, rãnh mép mũi bằng phẳng, mép trệ xuống, thường thấy ở những người bị tê liệt thần kinh mặt. Nếu có những triệu chứng trên mà mắt lại không thấy dãn to ra, thì có thể thấy ở những người liệt mặt ở trung khu mạch máu não.

10. Dáng nét mặt co giật một bên mặt: Cơ bắp ở một bên mặt co giật lộn xộn từng cơn một, có khi chỉ biểu hiện co giật trong nháy mắt (winking spasm) hoặc co giật ở mép. Những triệu chứng như vậy thường thấy ở những người mắc di chứng sau khi bị tê liệt thần kinh mặt và đau đôi thứ năm thần kinh não và có trở ngại ở thần kinh trung khu.

11. Dáng nét mặt bị huỷ hoại: Dáng nét mặt bị huỷ hoại là chỉ hiện tượng mặt do vì bị một bệnh nào đó làm cho dáng nét mặt bị huỷ hoại, không còn được bình thường như trước nữa. Có người thì chỉ là bị huỷ hoại đến dáng nét mặt, có người thị bị ảnh hưởng cả đến ngũ quan nữa, hoặc khi những chỗ bị huỷ hoại đã khỏi thì hiìn thành các vết sẹo dúm dó không phẳng phiu như bình thường. Những triệu chứng đó nói chung có thể thấy ở những người bị mắc các chứng bệnh như giang mai, bị mụn nhọt sau khi đã lành khỏi, bị bệnh phong, bị ung thư da ác tính, bị bệnh do chân khuẩn ănở tầng sâu bên trong, bệnh ghẻ cóc ...

12. Dáng nét mặt tăng thực thể: Nếu thấy các trẻ nhỏ có một dáng nét mặt đặc biệt khác như sống mũi rộng bằng phẳng, hàm cứng vổng lên, lợi răng nhô chìa ra ngoài, hàng răng không đều và khít, môi miệng dày ra, môi trên vểnh lên, mặt biểu hiện ra dáng nét đờ đãn, ngơ ngác, thì cần nghĩ đến khả năng tăng thực thể, béo ra. Dáng nét mặt như vậy gọi là "dáng nét mặt tăng thực thể".

13. Dáng nét mặt đỏ gay ("mặt Quan Công"): Khi bị các bệnh như cao nguyên, bệnh tim do bị bệnh phổi gây nên hoặc bệnh tiềm thuỷ, có thể thấy dáng nét mặt như người say rượu, mặt đỏ gay, được coi là "mặt Quan công". Đó là do hồng huyết cầu trong huyết dịch thì thiếu oxy mạn tính lâu ngày gây ra, đã tăng lên nhiều một cách khác thường gây ra hiện tượng đó. Lúc bấy giờ, hồng huyết cầu trong huyết dịch có thể cao gấp một hai lần bình thường gọi là chứng bệnh hồng huyết cầu chân tính tăng nhiều.

14. Dáng vẻ mặt của những người bị ốm nặng: Dáng vẻ mặt gầy đi ghê gớm, trông người đau khổ, rầu rĩ, sắc mặt vàng bệch, xương gò má dô ra, mắt sâu hõm vào, tính đàn hồi của da kém. Hiện tượng đó thường thấy ở những người mắc các loại chứng bệnh tiêu hao mạn tính, như bị lao nghiêm trọng hoặc khối u thời kỳ cuối.

15. Dáng vẻ mặt của những ngườ cơ năng tuyến giáp trạng quá mức bình thường: Cơ mặt gầy sút, nhãn cầu lồi ra, người có vẻ nôn nóng, dễ bực tức, có khả năng cơ năng của tuyến giáp trạng quá mức bình thường.

16. Dáng vẻ mặt của những người bị bệnh thương hàn: Trông dáng người lạnh lùng, phản ứng của nét mặt chậm chạp, uể oải, nói không ra hơi, có lúc còn xuất hiện lú lẫn, ấp a ấp úng, những hiện tượng đó thường thấy ở những người bị mắc các chứng bệnh có tính chất suy nhược, nhiệt cao như thương hàn, viêm màng não, viêm não.Còn có thể nêu ra một số dáng nét mặt và sự biểu lộ tình cảm ở trạng thái bệnh tật nữa. Nếu được sự hướng dẫn của hững bác sĩ giàu kinh nghiệm mà lại chú ý để phân biệt rõ khi quan sát, tận mắt nhìn kỹ thì như vậy, những ấn tượng trong đầu óc sẽ càng sâu sắc hơn.



Đoán bệnh từ dáng đi của bạn

Dáng đi chậm rãi có thể dự báo tuổi thọ của bạn ngắn, bước đi nhỏ có nhiều khả năng bạn bị thoái hóa xương đầu gối.


Dáng đi của mỗi người phần nào thể hiện tính cách của họ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, dáng đi còn có thể dự báo được cả bệnh tật của bạn. Theo tổng kết từ nghiên cứu của các chuyên gia tại Hiệp hội Ngoại khoa Chỉnh hình Mỹ, 8 dáng đi dưới đây có thể dự báo bệnh cho bạn. Nếu bạn đang sở hữu một trong những dáng này, hãy nhanh chóng điều chỉnh để cải thiện sức khỏe.

Dáng đi thong dong: Sống ngắn

Theo các nhà nghiên cứu ĐH Pittburgh, Mỹ, dựa vào tốc độ nhanh hay chậm của dáng đi có thể dự đoán được tuổi thọ của người đó.
Theo dân gian, đi thong dong là có số sướng, nhưng theo khoa học, nó có thể dự báo tuổi thọ của bạn. Tốc độ đi của người bình thường là 0,9 mét mỗi giây, thấp hơn 0,6 sẽ không sống thọ, còn vượt quá 1 mét mỗi giây thì tuổi thọ sẽ dài hơn. Bạn hãy thử đo tốc độ di chuyển của mình để điều chỉnh lại tốc độ của mình nhé.


Vung tay ít: Vấn đề vùng thắt lưng

Lúc đi, chân trái bước về trước, cột sống sẽ xoay sang phải, tay phải theo đó mà cử động. Nếu đi mà tay không đung đưa, có thể chuyển động của lưng bạn bị hạn chế, dẫn đến đau nhức lưng hoặc tổn thương vùng thắt lưng. Do đó, khi đi bạn không nên đặt tay vào túi áo hay quần mà để tay thoải mái, và cho nó hoạt động tự nhiên.

Mũi chân chạm đất trước: Thoát vị đĩa đệm
Trường hợp phần mũi bàn chân của bạn chạm đất trước gót chân có thể là do sức điều khiển cơ yếu, nhiều khả năng có thể bạn bị thoát vị đĩa đệm đè lên dây thần kinh, gây tổn thương chức năng của thần kinh cơ.


Vì vậy, khi đi, bạn nên điều chỉnh cho gót chân chạm đất trước, trọng tâm cơ thể đặt vào gót chân, sau đó chuyển đến lòng bàn chân rồi cuối cùng mới tới mũi chân.


Bước đi nhỏ: Thoái hóa xương đầu gối
Khi gót chân tiếp xúc với mặt đất, đầu gối phải duy trì theo đường thẳng. Nếu không như vậy, có thể khả năng chuyển động của xương đầu gối hoặc co duỗi của phần hông bị hạn chế.
Bạn có thể dùng biện pháp massage để cải thiện tình trạng này và cố gắng tập để bước đi dài rộng hơn.

Chân vòng kiềng: Viêm khớp xương
Các chuyên gia ngoại khoa chỉnh hình cho rằng dáng đi này thường do viêm khớp gối tạo thành. Số người mắc tật này ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Có 85% là do tuổi tác tăng dẫn đến sự hao mòn xương. Nếu nghiêm trọng phải dùng khung để chỉnh.

Chân chữ bát: Viêm thấp khớp
Chân chữ bát là kiểu đi mà hai đầu gối cứ chụm vào nhau, còn mắt cá chân thì hướng ra ngoài. Đa phần những người sở hữu dáng đi chữ bát đều bị viêm thấp khớp. Theo thống kê, 85% người bị thấp khớp sẽ có kiểu đi này.
Để khắc phục, khi đi phải để cho đầu gối thẳng với mũi chân quay về phía trước, không được lệch vì sẽ dần hình thành thói quen.

Đi nhón chân: Não có thể có tổn thương
Dáng đi nhón chân là 2 chân hay nhón lên, đi bằng mũi chân chứ không đi bằng lòng bàn chân. Dáng đi này có liên quan đến sự căng thẳng của cơ, lúc cột sống hoặc não bị tổn thương cũng sẽ xuất hiện tình trạng này.
Thông thường, những đứa trẻ vừa mới biết đi đa phần sẽ xuất hiện dáng đi này. Bạn không cần lo lắng nhiều, nhưng nếu thấy trẻ cứ đi mãi kiểu này hãy đưa trẻ đến khoa nhi chẩn đoán để tiến hành những kiểm tra cần thiết.

Đi nhún nhẩy: Cơ ở bắp chân quá căng
Dáng đi này thường gặp ở nữ giới. Bác sĩ khoa chân cho rằng phụ nữ thường mang giày cao gót dẫn đến căng cơ chân, gót chân vừa chạm đất thì nhanh chóng nhấc lên, vì vậy bạn nên hạn chế mang giày cao gót để hạn chế vấn đề này.

Dáng đi tốt cho sức khỏe

- Đầu thẳng, không nhìn xuống chân, tia nhìn duy trì ở vị trí 3-6 m về phía trước. Như thế có thể hỗ trợ nâng đỡ trọng lượng của đầu, làm giảm áp lực của cơ cổ.
- Ngực ưỡn thẳng.
- Cánh tay hơi cong, dao động tự nhiên theo bước đi.
- Vai thả lỏng, không nhô cao về trước cũng không tụt về sau. Nếu muốn kiểm tra, bạn hãy nhờ bạn bè bên cạnh nhìn thử. Tư thế đúng là tai, vai, hông và đầu gối phải nằm trên cùng một đường.


Xem móng tay đoán bệnh

Khi móng tay hình cái thìa, tức ở phần giữa lõm xuống, viền xung quanh vểnh lên, đây có thể là dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt, suy giáp hoặc bệnh gan.


Theo MNN, móng tay cũng như là "thầy bói" của cơ thể. Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì móng tay có thể là cửa sổ của sức khỏe. Một vài thay đổi của móng tay có thể là dấu hiệu của một loại bệnh tiềm ẩn hoặc cơ thể bị rối loạn:

Móng tay màu vàng
Hội chứng này xảy ra khi móng tay dày lên, mọc chậm và dần chuyển sang màu vàng. Hội chứng móng tay vàng thường là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp. Nếu bạn nhận thấy móng tay mình màu vàng nhưng mọc bình thường, nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bệnh này làm cho glucose kết hợp với protein collagen trong móng tay, khiến móng có màu vàng. Nếu móng tay màu vàng và bạn thấy có thêm các dấu hiệu khác của tiểu đường (như khát nước hay đi tiểu nhiều), hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức.


Móng tay phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Ảnh: MNN. 

Móng tay võng xuống như cái thìa
Khi quan sát, bạn thấy ở giữa móng bị lõm, 4 chung quanh vênh lên đến nỗi bạn có thể đổ một giọt nước vào giữa móng tay mà vẫn giữ được. Vấn đề này có thể liên quan đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, suy giáp hoặc bệnh gan.


Một số thay đổi của móng tay có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch

Những vết xuất huyết hoặc những đường đỏ, nâu dưới móng tay, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng van tim. Khi quan sát, bạn sẽ thấy chúng giống những mảnh vụn trong móng tay mình, nhưng thật ra đó là những hạt máu.
Một dấu hiệu khác có thể liên quan đến tim của bạn đó là móng tay hình dùi cui. Lúc này móng bị mềm, gia tăng độ lồi ở chỗ giao với da, đầu ngón tay dày lên.

Thiếu canxi
Có thể bạn chưa bao giờ để ý đến những thay đổi của móng tay, nhưng chắc chắn bạn từng nhìn thấy một đốm hoặc hai đốm trắng rồi. Đó thường là dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi nên bạn cần uống nhiều sữa hơn. Thuật ngữ y khoa gọi những đốm trắng này là Leukonychia. Chúng có thể xuất hiện do chấn thương nhẹ ở gốc móng.

Móng tay giòn
Đây là triệu chứng phổ biến của sự lão hóa. Nếu bạn chưa già mà móng tay giòn có thể là do tiếp xúc nhiều với xà bông hoặc nước, hoặc thứ hóa chất độc hại nào đó.

Muốn cơ thể khỏe mạnh, bạn hãy chú ý đến những thay đổi của móng tay nhiều hơn, trong đó bao gồm độ dày và màu sắc. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi bất thường nào, tốt nhất là đến bác sĩ da liễu bởi 10% bệnh lý về da liễu có liên quan đến móng tay. Ví dụ bệnh về da như vảy nến cũng có thể gây ra những thay đổi trên móng tay. Quan trọng nhất là giữ vệ sinh móng tốt (cắt và làm sạch thường xuyên) và đến bác sĩ nếu bạn thấy có điều gì bất thường.
Khám phá bản thân qua móng tay
Nhiều người có thói quen nhìn vào tay của người khác để đoán tính cách, riêng móng tay cũng nói lên rất nhiều điều.

1. Móng tay to ngang
Bạn là người có tính tình cởi mở, thoái mái và rất khoan dung. Dường như bạn dễ tính trong mọi chuyện và mọi người xung quanh rất hiếm khi thấy bạn trở nên cáu giận hay căng thẳng. Móng tay rộng, to ngang biểu thị một hệ thống thần kinh khỏe mạnh và một cơ thể tràn đầy sức sống. Nhờ thế, bạn luôn tỏ ra thật tháo vát và lạc quan trong mọi việc.

Bạn mở rộng lòng mình với những người khác một cách vô điều kiện, tuy nhiên bạn vẫn nên thận trọng hơn vì không phải ai cũng tốt như trong suy nghĩ của bạn đâu. So với nhiều người, cuộc sống của bạn luôn vui vẻ vì biết cách tự làm hài lòng bản thân cũng như không ganh đua với những người khác. Bạn hầu như chẳng ghen tỵ với ai bao giờ, nhưng có không ít người đang so đo với bạn vì bạn có một cuộc sống thật thoải mái và lạc quan đấy.

Các cô gái hãy để ý tới ngón tay của người yêu để hiểu hơn về anh ấy. Ảnh minh họa: Nouveau Nail. 

2. Móng tay ngắn
Bạn là người thiếu tự tin, hay trở nên căng thẳng và hồi hộp ngay cả trong những tình huống rất cởi mở và bình thường với mọi người xung quanh. Khi ấy, bạn thường có những hành vi khó hiểu cũng như khó kiểm soát. Bạn dễ dàng trở nên cảnh giác và nghi ngờ những ai không thể hiện sự thiện chí với bạn ngay từ những lần tiếp xúc đầu tiên.
Lời khuyên cho bạn là hãy luôn tin tưởng vào chính mình, học cách nói chuyện trước gương trước khi trò chuyện với mọi người và không trốn tránh nhìn thẳng vào mắt họ. Bởi với những người không hiểu, họ sẽ không cho rằng bạn nhút nhát, tự ti mà nghĩ rằng bạn thật mờ ám hoặc đang che giấu họ điều gì đó.

3. Móng tay cụt lủn do thường xuyên cắn móng tay

Với bộ móng tay như thế này, chắc hẳn bạn là một cô nàng/anh chàng hậu đậu và hay lo lắng, từ những chuyện nhỏ xíu đến những sự việc to lớn và nghiêm túc. Việc cắn móng tay không chỉ mất vệ sinh mà còn có nghĩa là bạn đang cố gắng phá hủy bộ áo giáp bảo vệ cho những đầu dây thần kinh ở 10 đầu ngón tay đấy!

Bạn hãy thử rèn luyện những giải pháp khác để giảm căng thẳng thay vì cắn móng tay, ví dụ: hít thở thật sâu, đếm từ 1 đến 10, hoặc uống một ly nước… Nhờ thế, bạn sẽ có thêm sự ổn định và bình tĩnh để tìm ra cách cư xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh.


4. Móng tay dài và hẹp ngang
Phải nói rằng bạn có con mắt nhìn người, gu thẩm mỹ cực kỳ tinh tế và nhạy bén. Bạn khéo léo trong giao tiếp và luôn biết cách duy trì mối quan hệ hòa hảo với những người xung quanh. Tuy nhiên, vì là người tôn thờ chủ nghĩa hoàn hảo nên tính cầu toàn của bạn quá cao. Bạn nên tỏ ra khoan dung và kiên nhẫn với những hành vi, cử chỉ của người khác mà bạn cảm thấy chưa hài lòng.
Chẳng có ai trên đời này là hoàn hảo cả, kể cả bạn, vậy nên đừng nhìn những khiếm khuyết của người khác với con mắt khắt khe quá nhé. Ngoài ra, bạn dễ dàng bị thu hút và phù hợp với những ngành nghề liên quan tới nghệ thuật và thẩm mỹ, để khả năng sáng tạo của bản thân được phát huy.

5. Móng tay nhỏ và rộng dần về phía đầu ngón tay
Trong mắt người khác, bạn có vẻ hơi khó hiểu và lập dị. Nhưng thực sự thì bạn thông minh và có khả năng tư duy logic cực kỳ tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của bạn là dễ mất bình tĩnh, dễ bị căng thẳng hay kích động chỉ vì những vấn đề nhỏ. Khi ấy, bạn tỏ ra khó chịu ra mặt, và thậm chí không thể kiềm chế nổi bản thân. Cái tôi của bạn cũng rất lớn khiến cho bản thân bạn càng dễ bị tổn thương hơn. Khả năng của bạn sẽ được phát huy hết mức có thể khi làm những công việc liên quan tới sự phân tích, nghiên cứu tỉ mỉ. Ngoài ra, điều bạn cần rèn luyện thêm là khả năng giữ bình tĩnh và kiềm chế bản thân

.

Nhìn mặt đoán bệnh

Những dấu hiệu trên gương mặt có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe của bạn, từ những vấn đề về hệ tiêu hóa đến tình trạng thiếu hụt chất sắt.

1. Miệng và cằm: Nếp nhăn quanh miệng

Những nếp nhăn quanh miệng thường khiến chị em lo lắng có thể là hệ quả của việc hút thuốc lá. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Jennifer Young cho biết, tình trạng này có thể được cải thiện bằng việc sử dụng son dưỡng môi. Và tất nhiên phải bỏ thuốc lá.

Lở loét quanh miệng

“Lở loét quanh miệng có thể là dấu hiệu chỉ điểm tình trạng thiếu hụt vitamin B. Hãy thêm vào thực đơn của bạn nhiều loại ngũ cốc cùng rau xanh và thịt, chúng chứa rất nhiều vitamin B. Ngoài ra, bạn có thể uống thuốc bổ sung vitamin B”, chuyên gia da liễu Nataliya Robinson nói.

Khô môi
Khô môi có thể do cơ thể mất nước, thiếu hụt vitamin B hoặc thiếu sắt. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và uống nhiều nước để tăng độ ẩm cho da. 

Da cằm bị khô hoặc viêm
Những dấu hiệu này cho thấy bạn đang có vấn đề về hệ thống tiêu hóa và ruột, thậm chí bị táo bón. Hãy nhẹ nhàng xoa bóp cằm theo vòng tròn, hoặc làm động tác véo nhẹ vùng da ở cằm rồi thả ra có thể giúp bạn cải thiện tình hình.


Gương mặt có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe của bạn. 

Nếp nhăn nằm ngang trên trán
Khi vệt nhăn nằm ngang trên trán xuất hiện, có thể bạn đạng đang gặp vấn đề tiêu hóa. Uống nước chanh ấm vào buổi sáng hàng ngày có thể giúp giảm những nếp nhăn này.

Nếp nhăn sâu giữa 2 mắt
Một hoặc nhiều nếp nhăn sâu giữa hai mắt cho thấy bạn đang có vấn đề về gan. Nguyên nhân có thể do thể chất, môi trường, tình cảm, dị ứng với thực phẩm, các hóa chất hoặc cảm giác đau buồn. Tình trạng này dẫn đến sự quá tải ở tuyến thượng thận, dẫn đến kiệt sức. Hãy làm giảm nếp nhăn này bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó theo vòng tròn.

Nổi mụn trên trán
Dấu hiệu này chỉ điểm các triệu chứng bên trong cơ thể, chẳng hạn vấn đề về gan, dạ dày. Để cải thiện, hãy uống nhiều nước giúp khử độc tố. Bạn cũng nên ăn những thức ăn tốt cho gan như các loại rau xanh. Hạn chế những thực phẩm qua chế biến hoặc thức uống chứa caffeine.

2. Tai và đường viền ở hàm dưới: Ngứa tai
Ngứa tai thường là dấu hiệu của dị ứng. Nếu là bệnh vảy nến và eczema cho thấy sự thiếu hụt vitamin D (còn gọi là vitamin từ mặt trời). Hãy dành ra 10 phút phơi cánh tay và mặt dưới nắng nhẹ buổi sáng hoặc chiều để đảm bảo cơ thể hấp thụ ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vitamin D.

Mụn trứng cá trên đường viền hàm dưới
Mụn nổi ở đường viền hàm dưới là hệ quả của việc ăn quá nhiều thực phẩm từ sữa, đường, thực phẩm tinh chế (như bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, khoai tây chiên giòn, thức uống có gas). Do đó hãy tăng cường ăn thực phẩm tươi, thay thế đồ uống có gas bằng nước lọc để khử độc tố.

Đặc biệt đối với phụ nữ, estrogen là một "người bạn thân" của da. Khi lượng estrogen giảm ở phụ nữ lớn tuổi, da giảm bớt độ bóng và bạn có thể bị mụn trứng cá sâu trong lớp hạ bì. Mụn thường mọc ở đường viền hàm dưới và chân tóc. Hãy ăn nhiều mơ, nấm đông cô, khoai tây, xoài vì chúng chứa nhiều vitamin A, giúp thúc đẩy sản xuất estrogen và duy trì chu kỳ sống của tế bào da.

3. Mắt:  Quầng thâm dưới mắt
Những quầng thâm xuất hiện dưới mắt cho dù bạn ngủ đủ giấc? Đây có thể là kết quả của sự bất dung nạp thức ăn. Những người bị tình trạng này nên loại bỏ sữa và lúa mì trong chế độ ăn uống thì những quầng thâm sẽ mờ dần đi. Ngoài ra, thủ phạm khác có thể là rượu, thậm chí chỉ với lượng nhỏ cũng có thể gây nên tình trạng này. Khi đó, bạn nên cố gắng hạn chế uống rượu.

Quầng thâm trên mắt
Đây có thể là dấu hiệu thiếu hụt ironin máu. Hãy cắt giảm thức uống kích thích, bao gồm thức uống có gas, cafe và trà.

Đốm trắng trên mắt
Một đám đốm trắng ở gần mắt có thể cho thấy tình trạng tắc nghẽn hệ bạch huyết kinh niên. Khi ấy, bạn nên tránh dùng những sản phẩm từ sữa, đường, đặc biệt là sữa bò.

4. Da: Vết đốm trên má
Vết đốm trên má có thể xuất hiện khi bạn không làm sạch da đúng cách khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Ngoài ra, cũng có thể do chị em sử dụng nước tẩy rửa không loại bỏ hết lớp trang điểm. Lời khuyên cho bạn là nên sử dụng loại nước tẩy trang hoặc sữa rửa mặt chiết xuất từ dầu tự nhiên. Thỉnh thoảng không trang điểm để da hít thở.

Mụn nhỏ dưới da
Bạn có thể đang sử dụng sản phẩm làm đẹp da với tác dụng quá mạnh. Do đó hãy đảm bảo rằng bạn lựa chọn đúng loại. Nên sử dụng sản phẩm có tác dụng nhẹ hơn.

Những mảng da sậm màu
Da sậm màu chia thành từng mảng có thể là do thuốc lá hoặc bệnh tật. Bạn nên đi khám bác sĩ để biết rõ về sức khỏe của mình. Đây cũng có thể là vấn đề của tuổi tác, hoặc là cơ chế thải độc của cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm tươi, uống nhiều nước và bôi một lượng nhỏ dầu của cây thầu dầu lên những vết sậm màu ấy.

Da nhờn
Da nhờn có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh. Do đó hãy chú ý đến chế độ ăn của bạn. Khi bạn có tuổi, da bạn sẽ sản xuất ít bã nhờn hơn. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn đúng sản phẩm làm sạch để kiểm soát và sử dụng mặt nạ thường xuyên.

Da sưng 
Dấu hiệu này có thể cho thấy làn da đang cố gắng tự vệ trước những sản phẩm làm đẹp vì chúng tác dụng quá mạnh. Hãy thay đổi sản phẩm làm đẹp bạn đang dùng, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ hệ bạch huyết.

5. Những vùng khác :Viêm họng và viêm loét trong miệng
Nếu bạn thường xuyên bị tình trạng này, có thể bạn bị nhiễm trùng nướu. Loét miệng cũng là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang suy yếu. Vì vậy bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống nhiều hơn. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 4 ngày, nên đi gặp bác sĩ.

Hơi thở có mùi
Tình trạng này có thể là do bệnh gan và rối loạn tiêu hóa. Trước khi kiểm tra sức khỏe bên trong, bạn hãy làm vệ sinh răng miệng, nướu và tránh ăn tỏi (nhai rau mùi tây có thể làm giảm mùi tỏi).

Khô miệng
Khô miệng thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị mất nước. Nếu miệng luôn bị khô, trong khi bạn không hút thuốc, không dùng thuốc, thì có thể là dấu hiệu của tiểu đường.

Vàng răng
Có thể do uống quá nhiều trà và cafe hoặc hút thuốc. Nếu bạn đang thuốc kháng sinh, hãy hỏi bác sĩ xem loại thuốc mình đang dùng có gây vàng răng không để được tư vấn đổi loại thuốc khác.

Tóc dễ gãy
Tóc dễ gãy có thể bạn đang thiếu protein. Một chế độ ăn giàu sắt và các axit béo thiết yếu sẽ làm tóc bạn chắc khỏe hơn. Tóc yếu và ngày càng mỏng có thể cho thấy bạn có vấn đề với tuyến giáp, hãy đến gặp bác sĩ gấp để đươc tư vấn giải pháp cải thiện
.

Monday 21 April 2014

8 lời khuyên tạm biệt bệnh đau dạ dày

8 lời khuyên dưới đây không chỉ hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh này mà còn là thói quen rất đáng khuyến khích để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh
1. Bệnh nhân loét dạ dày, viêm dạ dày không nên ăn lạnh
 
Bởi vì bệnh nhân loét, viêm dạ dày có chức năng tiêu hóa kém, khi ăn lạnh dễ bị kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến tiêu hóa khiến bệnh nặng hơn. Ngay cả sau bữa ăn cũng không nên uống đồ uống lạnh. Vì sau khi ăn thức ăn vẫn còn tồn tại trong dại dày và các cơ quan tiêu hóa khác, nếu ngay lập tức uống đồ uống lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường.
 
 Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó nó còn làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Ngoài ra, người già bị rối loạn chức năng tiêu hóa nói chung, khả năng chịu lạnh cũng đã giảm cũng không nên ăn nhiều đồ lạnh để không gây ra các rối loạn tiêu hóa.
 

 
Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (ảnh minh họa)
 
2. Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)
 
Người đã có vấn đề về tiêu hóa tốt nhất nên thiết lập cho mình một lịch trình về thời gian và khẩu phần ăn, và sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ. Việc ăn quá nhanh hay quá chậm cũng sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Việc nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt. Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày
 
3. Không nên ăn thức ăn nhiều gia vị
 
Người đau dạ dày cần cẩn trọng trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng. Người bị bệnh này nên hạn chế ăn thức ăn nhiều gia vị như chiên, hun khói hay đồ nướng… Không ăn đồ ăn có tính axit mạnh hay chứa cafein (là chất kích thích) như trà, cà phê… Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
 

 
Sau khi ăn không nên tập thể dục (ảnh minh họa)
 
4. Hạn chế ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
 
Sữa đậu nành là tốt, nhưng đối với những người có vấn đề về dạ dày nên hạn chế uống và ăn các thực phẩm từ đậu nành.
 
5. Nên tránh một vài loại trái cây và rau quả
 
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe con người, nhưng riêng với bệnh nhân dạ dày cần tránh một số loại thực phẩm. Chẳng hạn như súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
 
Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy. Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Đu đủ xanh có chứa nhiều papain trong nhựa. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
 
6. Không tập thể dục ngay sau khi ăn
 
Sau khi ăn không nên tập thể dục, đặc biệt là với người có bệnh dạ dày. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
 
 
Trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn (ảnh minh họa)
 
7. Uống trà ấm
 
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
 
8. Mát xa trước khi đi ngủ
 
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn, tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.

10 điều suy ngẫm


1.  Cầu nguyện không phải là "bánh xe dự phòng" để lấy ra khi gặp khó khăn, nhưng là "tay lái" để lái đi đúng đường suốt cuộc tạm hành trên đất nầy.

2.  Tại sao xe hơi có KIẾNG TRƯỚC lớn hơn nhiều so với KIẾNG CHIẾU HẬU?  Vì QUÁ KHỨ của chúng ta không quan trọng so với TƯƠNG LAI. Vậy, hãy nhìn thẳng phía trước và đi tới.

3.  Tình bạn như một QUYỂN SÁCH.  Chỉ cần vài phút để đốt đi, nhưng cần vài năm để viết.

4.  Tất cả những điều mình có trong đời sống nầy đều tạm bợ. Nếu được hạnh thông, hãy vui hưởng, vì nó sẽ chóng qua. Nếu không thuận lợi, cũng đừng lo lắng, vì nó cũng sẽ không kéo dài.

5.  Bạn cũ là Vàng! Bạn mới là Kim Cương! Nếu ta có Kim Cương, đừng quên Vàng! Vì muốn giữ được Kim Cương, ta luôn cần Vàng để bọc Kim Cương!

6.  Thường khi ta mất hy-vọng và nghĩ đây là đoạn cuối đường, THƯỢNG ĐẾ ở trên cao cười và nói: "Hãy thư giản, con yêu của ta, đó chỉ là khúc quanh, chứ không phải là đường cùng.

7.  Khi Thượng Đế giải quyết những vấn đề của ta, ta đặt niềm tin nơi Ngài.  Khi Thượng Đế không giải quyết những vấn đề của ta, Ngài đặt niềm tin vào khả năng của ta.
 8.  Một người mù hỏi thánh Anthony: "Có thể còn điều nào khổ hơn là bị mù không?  Ông thánh trả lời: "Có, lúc ngươi mất định hướng!"

9.  Khi chúng ta cầu nguyện cho người khác, Thượng Đế lắng nghe và ban phước cho người đó, và đôi khi chúng ta bình an, hạnh phúc, hãy nhớ rằng một người nào đó đã cầu nguyện cho ta.

10.  Sự LO-LẮNG không dẹp bỏ được sự KHÓ-KHĂN ngày mai.  Nhưng nó lấy đi sự BÌNH-AN hiện tại.

Hãy sống đơn giản.  Yêu thật nhiều.  Lo tận tụy.  Ăn nói nhân hậu. 
Và riêng đối với những bạn không theo một tín ngưỡng nào, để cho đời sống tinh thần/tâm linh phong phú, cũng nên tin vào một Đấng Tối cao đang hướng dẫn định mệnh của con người và vũ trụ.

Vì sao người lương thiện lại hay gặp khổ ải, trắc trở?


Tôi đã tìm một đạo sư thông thái để xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy?
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

image
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!