Saturday 7 May 2016

Cách định hình suy nghĩ – tự tin và giới hạn cá nhân

Cùng một con người nhưng nếu từ nhỏ được sinh ra và nuôi dưỡng trong môi trường khác sẽ có suy nghĩ khác. Dẫn đến tư duy sẽ khác và tính cách, thành quả trong cuộc sống sẽ khác nhau.
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tính cách nhiều nhất, nhưng đồng thời cũng không phủ nhận một phần từ gen di truyền. Từ vĩ mô đó là nền văn hóa đất nước, đi vào chi tiết hơn là lệ làng. Người xưa có câu phép vua thua lệ làng, quả không sai. Chính cái tập quán văn hóa ở làng xã sẽ ảnh hưởng áp đặt lên đứa bé mới sinh cho đến khi anh ta chết, nếu anh ta vẫn sống ở đó.
Con người tuân thủ tốt nhất những quy tắc mà làng xã đưa ra, nhằm cố gắng làm tốt nhất để được nổi trội nhất. Những ai đi ra ngoài cái khuôn khổ đó sẽ bị đám đông nhìn vào với ánh mắt khác, chắc chắn là không mấy bình thường. Dưới cái tập quán văn hóa đó mỗi con người khi sinh ra sẽ định hình tư duy theo những gì nhìn, nghe và làm.
Vậy yếu tố tác động trực tiếp nhằm áp đặt những thường quy đó vào một con người từ lúc mới sinh ra cho đến mãi về sau đó là những người xung quanh. Từ thầy cô giáo, bạn bè, cho đến cụ thể và thường xuyên nhất đó là bố mẹ, ông bà, anh em thân thích.
Không mấy ngạc nhiên khi những đứa trẻ lớn lên có tính cách phần nào giống bố hoặc mẹ hoặc anh em trong nhà. Kiểu hình là kết quả của kiểu gen dưới tác động của môi trường. Tính cách của đứa con khi sinh ra được nhào nhặn từ cái gốc theo kiểu gen di truyền, từ bố mẹ, ông bà, cố can. Nhưng theo thời gian tính cách được phát triển, hoàn thiện phụ thuộc vào sự tác động của môi trường xung quanh.
Đó là cách giải thích cho sự hình thành tính cách một con người. Các sách báo có mấy câu sau:
Suy nghĩ tạo nên hành động.
Hành động hình thành thói quen.
Thói quen tạo nên tính cách.
Tính cách quyết định số phận.
Đầu tiên là định hình suy nghĩ, nghĩ cái gì và nghĩ thế nào. Cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách phân tích, cách hiểu khác nhau. Vì mỗi người dùng những dữ liệu khác nhau trong bộ nhớ, mỗi người có những kiến thức dự trữ khác nhau, những định kiến khác nhau. Cùng xem xét ví dụ sau:
Hai người đàn ông có địa vị, học thức, tài chính… ngang nhau nhưng được sinh ra trong hai gia đình khác nhau. Một người bố mẹ làm kinh doanh, đầu tư, từ nhỏ được bố mẹ dạy cho tư duy của những người kinh doanh. Người kia được sinh ra trong gia đình bố mẹ làm giáo viên, từ nhỏ được dạy phải ngoan và không được phạm lỗi.
Khi gặp một vấn đề thường thì đứa con sinh ra bởi giáo viên sẽ nhớ lại lời dạy bố mẹ hồi nhỏ là không được phạm lỗi và giải quyết theo thiên hướng an toàn, mắc lỗi là điều không thể chấp nhận, và anh ta nhớ lại cách giải quyết của bố mẹ, anh ta nghĩ cái vấn đề là điều tiêu cực, là khó khăn.
Ngược lại, đứa con sinh ra trong gia đình doanh nhân sẽ giải quyết vấn đề theo cách khác hẳn. Anh ta bắt đầu nghĩ về những lời dạy của bố mẹ, những gì anh ta được học và bắt đầu phân tích lợi ích từ vấn đề. Sau đó là đi nắm bắt cơ hội ẩn thân trong vấn đề đó, thường thì những người kinh doanh họ biết rằng vấn đề chính là cơ hội. Họ dám thất bại và rút ra bài học kinh nghiệm, chứ không giống anh chàng đầu tiên, sợ thất bại và luôn giải quyết an toàn.
Có hai anh chàng cùng thấy một cô gái. Mọi điều kiện cơ bản của hai người đều như nhau nhưng xem ra cách mỗi người tiếp xúc và làm quen cô gái sẽ khác. Đơn giản là cách suy nghĩ khác, sự tự tin khác nhau và mong muốn khác nhau dẫn đến quyết định và hành động sẽ khác nhau.
Có một điều mà đa phần con người mắc phải đó là hay đánh giá bản thân theo cách hành xử của những người xung quanh với họ. Một người thực sự tự tin họ không cần biết ai nói gì nghĩ gì về họ, những lời không mấy xuôi tai họ không bao giờ để ý, họ không quan tâm đến những nhãn gián tiêu cực. Họ bỏ ngoài tai những lời không tốt đẹp và luôn tin vào giá trị bản thân. Họ biết định hình suy nghĩ theo cách đúng đắn nhất chứ không phải là sự áp đặt ở quá khứ.
Tôi đã phân tích ở trên, tính cách mỗi con người được hình thành từ quá khứ, từ những gì nghe, nhìn và làm ở quá khứ. Vậy thì do đâu mà có, theo các bạn thì do đâu? Do mọi người áp đặt và bạn bắt chước theo họ hoặc tuân lệnh họ. Khổ một điều là có nhiều cái không tốt cũng nghe theo và lâu dần nó thành thói quen, nó ăn vào tầng sâu của tiềm thức. Biến thành cách tư duy của bạn, điều đó rất tai hại cho cuộc sống hiện tại và cả số phận về lâu về dài. Vậy bây giờ muốn định hình lại suy nghĩ thì làm thế nào?
Phải luôn ghi nhớ và khắc sâu vào não bộ rằng, bạn là một chỉnh thể hoàn hảo. Những gì tiêu cực xảy ra xung quanh rất bình thường, nó chỉ là những sự kiện chủ quan. Nó không phải là con người bạn, có nhiều người sẽ mặc định luôn đó là số phận của họ.
Như thế là sai! Bạn cần phải không ngừng nâng cao kiến thức, biết cách phân tích vấn đề trên nhiều góc độ. Không được nghe và làm theo răm rắp, hay để bị áp đặt bởi những người xung quanh. Nếu bạn làm thế thì cuộc sống của bạn chẳng qua chỉ là tổ hợp bản sao của những người bạn gặp trong đời mà thôi. Như thế là sống cuộc sống của mình theo cách của người khác và chẳng bao giờ hiểu được khái niệm tự tin là gì.
Lời khuyên 1: Đừng bao giờ đánh giá bản thân dựa vào cách phản ứng của những người xung quanh. Người tự tin biết rõ giá trị của bản thân và bỏ ngoài tai những điều không vừa ý. Không cần chứng minh bất cứ điều gì với bất kì ai.
Nhưng không có nghĩa là không xem xét cách phản ứng của những người xung quanh và phân tích đúng sai để rút ra bài học kinh nghiệm.
Đã bao giờ bạn cảm thấy phải làm gì đó một cách miễn cưỡng? Đã bao giờ bạn thấy chán và muốn người khác bỏ cả ngày để dỗ dành bạn chưa? Đã bao giờ người khác làm gì đó gây hậu quả và bạn phải đi giải quyết chúng? Đã bao giờ chỉ vì một câu nói của bạn bè mà bạn buồn cả ngày? Đã bao giờ bạn đi tranh cãi với những kẻ chỉ biết có lý lẻ cùn? Đã bao giờ bạn đi cố giải thích cho một vấn đề không phải lỗi của bạn?
Vậy sao mà tôi làm thế? Tôi không thích bị người khác điều khiển, có thể nói là ghét. Nếu tôi thích gì tôi sẽ làm nhưng đừng bao giờ ra điều kiện hoặc dụ dỗ tôi làm việc gì đó mà tôi không thích. Có thể tôi sẽ không phản ứng lại theo cách bình thường nhưng im lặng sẽ thể hiện nhiều hơn thế.
Chắc nhiều người sẽ nói là làm thế thì đâu có đúng đôi khi mình cần giúp đỡ nhiệt tình, tôi đồng ý nhưng không có nghĩa là miễn cưỡng bản thân để làm vừa lòng người khác. Nhất là lại để bị ra điều kiện trao đổi giống như là hàng hóa vậy đó.
Hồi trước tôi cũng rất hay phụ thuộc vào cảm xúc người khác. Nhớ lại năm lớp 12, có một thằng bạn học kém, nhưng rất nhiều bạn bè và nó luôn là người đưa ra quyết định. Tôi bắt đầu phân tích nó, phải nói là nó có một cái đầu rất lạnh. Tôi không thấy nó hành xử để lấy lòng những người xung quanh như những thằng khác trong lớp, trong đó có cả tôi. Nó nói gì không phải dài dòng văn tự, một câu súc tích và hài hước. Nó mà ngồi đâu là tâm điểm ở đấy, mọi thứ nó pha trò với vẻ mặt rất lạnh nhưng những tràng cười thì không ngớt.
Đó là cách nó thể hiện bản thân. Nó không đi thuyết phục người khác là nó thế này thế nọ mà nó thể hiện ra, mắt thấy tai nghe. Nó không là thằng đẹp trai nhất khối 12, không là thằng giỏi nhất, không là thằng giàu nhất, không là thằng giỏi chém gió nhất nhưng nó yêu con bé xinh, ngoan nhất cả trường. Vậy thì tại sao?
Hẳn các bạn sẽ đặt câu hỏi giới hạn cá nhân là gì? Nó không quá khó hiểu đâu, đơn giản như cái gì của bạn thì bạn xài và của thằng khác thì thằng khác xài. Bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn cho hành vi và cảm xúc của bản thân và đừng bao giờ chịu trách nhiệm cho hành xi và cảm xúc của người khác. Có người còn đổ lỗi cho người khác, đó là không biết chịu trách nhiệm cho cảm xúc của bản thân.
Đó cũng là một ví dụ cho việc có giới hạn cá nhân không vững chắc. Hay khi bạn đỗ lỗi cho người khác không biết tại sao lại thế này thế nọ cái lọ cái chai. Không biết nhận ra lỗi của bản thân mà cứ chú trọng đến những cái nằm ngoài tầm kiểm soát, cái bất lực, đó là biểu hiện của người có giới hạn cá nhân yếu ớt.
Khi chúng ta đi đỗ lỗi cho ngoại cảnh hay cố gắng xoa xịu băn thân bằng cách tự đánh lừa cảm giác, là chúng ta đang đánh mất chính mình. Vì nó chỉ là liệu pháp tâm lý, chằng giúp được gì lâu dài mà ngược lại còn khiến bạn tuyệt vọng và mãi quanh quẩn trong đỗ lỗi, sai lầm, đỗ lỗi…
Tôi cũng không biết thằng bạn tôi được ai dạy nhưng tôi tin là có thể học được. Có một điều mà cá nhân tôi thấy đó là những người có giới hạn cá nhân vững chắc thường rất hấp dẫn. Như thỏi nam châm hút mọi thứ xung quanh, họ luôn hài hước thân thiện đúng lúc nhưng lạnh lùng và bộc lộ cảm xúc không hài lòng đúng lúc. Khiến cho tính cách của họ áp đặt lên tất cả những người xung quanh, như có một hào quang nào đó xung quanh họ.
Họ làm những thứ mình thích và luôn tư duy súc tích, không hoa mỹ nhưng lại hài hước và cuốn hút. Họ không cố gắng lấy lòng người khác bằng cách cứu giúp hay đi làm thiên sứ cứu rỗi những trục trặc để mọi người xung quanh vui. Nhưng họ lại được mọi người kính nể và yêu quý. Tại sao lại vậy?
Câu hỏi này nếu chỉ trong phạm vi bài viết ngắn khó mà giải thích cặn kẽ và có thể sẽ không thoát ý. Nhưng nội dung quan trọng hơn là hình thức, tôi sẽ cố gắng giải thích tường tận nhất có thể.
Khi chúng ta có giới hạn cá nhân vững chắc thì chúng ta hành động hoàn toàn khác. Nó có chất riêng, nó có cái nền tảng vững chắc để chúng ta lấy làm cơ sở cho mọi hành động. Với những người có giới hạn cá nhân vững chắc họ không phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm xúc của người khác.
Do vậy họ rất độc lập và không bao giờ có ai có thể điều khiển họ. Từ đó họ thể hiện bản thân một cách RẤT TỰ NHIÊN, họ có một thế giới riêng rất THÚ VỊ được hình thành từ trước đó, khi họ thể hiện nó ra một cách TỰ NHIÊN như thế khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy thú vị.
Đánh vào cảm xúc của mọi người, mặt khác trong cách họ thể hiện không có kiểu cố làm hài lòng người khác nên đó là ĐIỀU CUỐN HÚT NHẤT. Tức là để người khác tự nhiên cảm nhận, và một khi người xung quanh cảm nhận được sự thú vị thì tự nhiên bị cuốn hút. Và đó là sự cuốn hút 1 chiều, tức là sao? Anh ta không cố ý lấy lòng nhưng chính sự lan tỏa khiến mọi người để ý.
Chính vì sự tự nhiên và không tìm kiếm sự công nhận nên anh ta cảm thấy đó là điều bình thường. Anh ta cảm thấy những điều đó bình thường như việc nhiều người đã từng bị anh ta cuốn hút trước đó. Nên những người bị cuốn hút lại càng thêm tò mò, sao có nhiều thằng nó quan trọng hóa và sướng run lên khi được mọi người xung quanh công nhận mà thằng này lại không nhỉ. Càng tò mò thì lại càng bị cuốn hút, mà thực sự sau thời gian tò mò thì cái chất của anh chàng kia càng nhiều nhưng anh ta lại cứ dửng dưng trước những sự ghi nhận khác. Anh ta cũng không phụ thuộc vào bất kì ai, thành ra lúc đó những ai bị cuốn hút thì sẽ muốn lấy lòng và sẽ đi tìm sự công nhận của anh ta.
Đây là phản ứng một chiều và nguyên nhân tại sao những người có giới hạn cá nhân vững chắc là THỎI NAM CHÂM SỐNG.
Không quá ngạc nhiên khi cứ đi đâu là mọi người yêu quý và muốn tiếp xúc, nói chuyện với họ. Vì họ tự nhiên và thú vị. Những ai nói chuyện với họ đều cảm thấy thoải mái và cố gắng để được họ công nhận. Nhất là con gái, con gái rất thích những người đàn ông như thế này. Không quá khó hiểu khi mà họ có quyền lựa chọn người con gái hoàn hảo!
Lời khuyên 2: Hãy không ngừng nâng cấp cuộc sống, luôn tự tin, để cuộc sống luôn thú vị. Suy nghĩ về những giá trị sống cao cấp, đừng chỉ lượn lờ ở những ngưỡng thấp kém. Đồng thời hãy xây dựng một giới hạn cá nhân vững chắc, để sự cuốn hút luôn xảy ra theo chiều bạn là tâm điểm. Đừng ngạc nhiên với những gì người khác ghi nhận cho bạn và những gì người khác nói, nó sẽ khiến bạn trở nên kém hiểu biết và nhỏ bé. Nếu làm được điều này bạn sẽ là một thỏi NAM CHÂM SỐNG.

No comments:

Post a Comment